Nội dung text CHUYÊN ĐỀ 2.2. CHUYÊN ĐỀ GIẢI THÍCH CÁC YẾU TỐ BẰNG LIÊN KẾT - VB.pdf
CHUYÊN ĐỀ : GIẢI THÍCH CÁC YẾU TỐ LIÊN KẾT - VB Câu 1 : (Đề Xuất HSG Hóa 10 Hà Tĩnh Năm 2022-2023) 1. Cho bảng số liệu về nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của NH3 và PH3 như sau: Chất NH3 PH3 Nhiệt độ sôi -33,340C -87,70C Độ tan 89,9 g/100 ml ở 00C 31,2 mg/100 ml (170C) Hãy giải thích vì sao nhiệt độ sôi và độ tan của NH3 lớn hơn PH3. 2. Dựa vào cấu tạo hãy so sánh độ dài liên kết B-F trong phân tử BF3 và trong ion BF ― 4 . Hướng dẫn giải 1. - Giữa các phân tử NH3 có liên kết hydrogen với nhau H N H H . . . H N H H . . . . . . Còn các phân tử PH3 không có liên kết hydrogen với nhau nên nhiệt độ sôi của NH3 lớn hơn PH3. - Phân tử NH3 có liên kết hydrogen với H2O còn PH3 thì không nên độ tan của NH3 lớn hơn PH3. H N H H H O H 2. So sánh độ dài liên kết B-F trong phân tử BF3 và trong ion BF ― 4 . Độ dài liên kết B-F trong phân tử BF3 ngắn hơn trong ion BF ― 4 vì trong phân tử BF3 liên kết B-F có một phần liên kết bổ trợ nhờ sự xen phủ của một trong 3 orbital p của 3 nguyên tử F với orbital p trống của nguyên tử B, do đó liên kết B-F trong phân tử BF3 mang một phần tính chất của liên kết đôi. Trong ion BF ― 4 liên kết B-F thuần tuý là liên kết đơn. . B F F F B F F F F _ Câu 2 : (HSG Hóa 10 Hải Dương Năm 2022-2023) trùng (Đề Chính Thức HSG Lớp 10 Hải Dương Năm 2022 – 2023) Nhiệt độ sôi của các hợp chất với hydrogen các nguyên tố nhóm VA, VIA và VIIA được biểu diễn qua đồ thị sau:
a. Tại sao hợp chất với hydrogen của các nguyên tố đầu tiên trong mỗi nhóm lại có nhiệt sôi cao bất thường so với hợp chất hydrogen của các nguyên tố còn lại. b. Nhận xét nhiệt độ sôi của các hợp chất với hydrogen của các nguyên tố còn lại ở mỗi nhóm và giải thích nguyên nhân sự biến đổi nhiệt độ sôi của chúng. Hướng dẫn giải a. Các nguyên tố đầu tiên trong mỗi nhóm VA, VIA, VIIA (N, O, F) có kích thước nhỏ và độ âm điện lớn, kết quả trong các hợp chất NH3; H2O; HF xuất hiện liên kết hydrogen liên phân tử Liên kết hydrogen liên phân tử làm cho các hợp chất này có nhiệt độ sôi cao bất thường so với các hợp chất còn lại trong mỗi nhóm. b. Hợp chất với hydrogen của các nguyên tố còn lại trong mỗi nhóm có nhiệt độ sôi tăng dần khi khối lượng phân tử của chúng tăng. - Hợp chất với hydrogen của các nguyên tố còn lại trong mỗi nhóm không có liên kết hydrogen liên phân tử - Vì khi khối lượng phân tử tăng, tương tác van der Waals giữa các phân tử trong hợp chất cũng tăng dẫn đến nhiệt độ sôi của chúng dần cao hơn. Câu 3: (HSG Hóa 10 Cấp Trường Năm 2022-2023) So sánh và giải thích ngắn gọn các trường hợp sau: a. Năng lượng liên kết của N-F và B-F trong các hợp chất NF3 và BF3. b. Nhiệt độ sôi của NF3 và NH3. c. Mô men lưỡng cực của NF3 và NH3. d. Nhiệt độ nóng chảy của AlCl3 và AlF3. Hướng dẫn giải a) Năng lượng liên kết N – F < B – F vì phân tử NH3 có chứa nguyên tử N lai hóa sp3 => liên kết N – F là liên kết đơn tạo bởi sự xen phủ của orbital sp3 của N và orbital p của F; phân tử BF3 có chứa nguyên tử B lai hóa sp2 => liên kết B – F ngoài sự xen phủ của obitan sp2 của B và obitan p của F thì có sự xen phủ của obitan p tự do của B và obitan p của F => bền hơn liên kết N – F. b) Nhiệt độ sôi của NH3 > NF3 do giữa các phân tử NH3 có liên kết hydrogen còn giữa các phân tử NF3 không có liên kết hydrogen. c) Mô men lưỡng cực của NH3 > NF3 do chiều véc tơ của các momen liên kết trong phân tử NH3 cùng chiều với cặp electron tự do trên N, còn trong phân tử NF3 thì chiều của các momen liên kết ngược chiều với cặp electron tự do trên N d) Nhiệt độ nóng chảy của AlF3 > AlCl3 do hợp chất AlF3 là hợp chất ion, tồn tại ở dạng tinh thể rắn còn hợp chất AlCl3 là hợp chất cộng hóa trị, lực liên kết giữa các phân tử yếu. Câu 4 : (HSG Hóa 10 Cấp Trường Năm 2022-2023) Phân tử H2O có cấu tạo hình chữ V với góc liên kết HOH bằng 104,50 . Khối lượng phân tử 80 130 20 35