III. ĐỀ CƯƠNG CÁC HỌC PHẦN ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN TIẾN SĨ PRED 601 CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC 1. Thông tin về giảng viên: * Giảng viên thứ nhất: TS. Bùi Minh Đức - Họ và tên: Bùi Minh Đức - Chức danh, học hàm, học vị: PGS.Tiến sĩ - Địa điểm làm việc: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 - Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Phương pháp dạy học Ngữ văn, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, phường Xuân Hòa, Thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc. - Điện thoại: 0912005941 Email:
[email protected] - Các hướng nghiên cứu chính: + Lý luận và phương pháp dạy học Ngữ văn. + Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tich cực ở Tiểu học. + Dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại. * Giảng viên thứ hai: - Họ và tên: Đỗ Huy Quang - Chức danh, học hàm, học vị: Phó Giáo sư, Tiến sĩ - Địa điểm làm việc: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 - Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Phương pháp dạy học Ngữ văn, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, phường Xuân Hòa, Thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc. - Điện thoại: 0912377299 Email:
[email protected] - Các hướng nghiên cứu chính: + Lý luận và phương pháp dạy học Ngữ văn. + Đọc hiểu văn bản. + Dạy học đối thoại.
+ Dạy học theo hướng công nghệ có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. 2. Thông tin về học phần: 1 Tên học phần: Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong nhà trường tiểu học 2 Số tín chỉ: 3 (0,3) 3 Đơn vị phụ trách học phần: Khoa: K. GDTH 4 Học phần tiên quyết: Không 5 Học phần kế tiếp: 3. Mô tả học phần: Tín chỉ là hệ thống tri thức lý thuyết và các bài tập thực hành những phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể áp dụng và áp dụng hiệu quả trong dạy học ở trường tiểu học. Với quan niệm kế thừa và đổi mới các phương pháp dạy học truyền thống kết hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tiên tiến, hiện đại, được thường xuyên cập nhật trên thế giới, tín chỉ này trang bị cho người học một nền kiến thức cơ bản về hệ thống các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể vận dụng trong dạy học nói chung và dạy học ở nhà trường tiểu học nói riêng. 4. Mục tiêu của học phần: Trang bị quan điểm nghiên cứu, phương pháp luận tiếp cận vấn đề phương pháp, kĩ thuật dạy học trong giáo dục và giáo dục tiểu học. Củng cố, bổ sung, phát triển, nâng cao hiểu biết và kĩ năng sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực cho người học. 5. Nội dung chi tiết học phần: Chương Nội dung TLTK 1 Khái luận về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực 1.1. Khái niệm phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học 1.2. Quan niệm biện chứng về phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực Đọc học liệu số [1], tham khảo học liệu [2], [3]
2 Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực 2.1. Phương pháp, kĩ thuật đặt câu hỏi (phát vấn) 2.2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học khám phá 2.3. Phương pháp, kĩ thuật dạy học giải quyết vấn đề 2.4. Phương pháp, kĩ thuật dạy học hợp tác 2.5. Phương pháp, kĩ thuật động não 2.6. Phương pháp, kĩ thuật bể cá 2.7. Phương pháp, kĩ thuật đóng vai. 2.8. Phương pháp, kĩ thuật trò chơi. Đọc học liệu số [2], [3] [4], tham khảo học liệu [5], [6], [7], [8], [9] 3 Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vào các học phần trong nhà trường tiểu học 3.1. Định hướng chung 3.2. Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vào các học phần trong trường tiểu học Đọc học liệu số [2], [9], tham khảo học liệu, [10], [11], [12] 6. Học liệu: 1, Meier Bernd; Nguyễn Văn Cường (2014), Lí luận dạy học hiện đại: Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, NXB ĐHSP, HN. 2, Đặng Thành Hưng, Trịnh Thị Hồng Hà, Nguyễn Khải Hoàn (2012), Lí thuyết phương pháp dạy học: Sách chuyên khảo cho đào tạo sau đại học, sách tham khảo cho giảng viên, giáo viên, nghiên cứu và quản lí giáo dục, Nxb Đại học Thái Nguyên 3, Đinh Quang Báo (chủ biên), Nguyễn Đức Thành (1998) Lí luận dạy học sinh học , NXB GD 4, Iakovlev N.M (1983), Phương pháp và kỹ thuật lên lớp trong trường phổ thông, tập 1- 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Hình thức tổ chức dạy học: Nội dung Hình thức tổ chức dạy học học phần Tổng Lên lớp (tiết) Thực hành, thí nghiệm, điền dã Tự học, tự nghiên cứu Lý thuyết Bài tập Thảo luận Chương 1 0 0 30 0 30 60 Chương 2 0 0 30 0 30 60 Chương 3 0 0 30 0 30 60 Tổng 0 0 90 0 90 180 8. Yêu cầu của giảng viên đối với học phần: - Yêu cầu của giảng viên về điều kiện để tổ chức giảng dạy học phần: Phòng xemina có projector, bảng, phấn. - Yêu cầu của giảng viên đối với NCS: Có đầy đủ các học liệu của các học phần. Chuẩn bị các vấn đề thảo luận ở nhà và tham gia đầy đủ các buổi thảo luận 9. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá học phần: - Điểm chuyên cần, chuẩn bị thảo luận: 0.1 - Điểm tiểu luận học phần: 0.2 - Thi kết thúc học phần: 0.7 10. Kế hoạch tư vấn học phần: Để có thể học tập tốt học phần, học viên có thể tìm hiểu cách học, các tài liệu cần đọc trong và ngoài nước hoặc tìm kiếm trên mạng internet; các cá nhân có thể trao đổi nghiên cứu, thông qua các nhà khoa học phụ trách học phần hay các chuyên gia về lĩnh vực này. Hàng tuần sẽ có những buổi giảng viên phụ trách học phần trực tại văn phòng khoa để trả lời, giải đáp các câu hỏi của học viên.