PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Tỷ lệ mắc bệnh trong răng hàm mặt.docx.pdf

Bài 1 TỈ LỆ MẮC CÁC BỆNH RĂNG HÀM MẶT MỤC TIÊU: Sau bài học sinh viên chuyên khoa răng hàm mặt có khả năng: 1. Trình bày được các loại tỷ lệ mắc bệnh chung cũng như các tỷ lệ bệnh răng hàm mặt. 2. Tính toán được các loại tỷ lệ mắc bệnh chung cũng như các tỷ lệ bệnh răng hàm mặt. I. ĐO LƯỜNG TỶ LỆ MẮC TRONG Y KHOA Việc đo lường một bệnh hay một sự kiện xảy ra trong quần thể nghiên cứu có ý nghĩa rất quan trọng. Mỗi một giá trị như tỷ lệ, tỷ suất hay tỷ số đều có ý nghĩa nhất định trong việc nhận định và phiên giải kết quả nghiên cứu. Tất cả việc đo lường tỷ lệ mắc nói chung đều theo công thức dưới đây nhưng tùy vào mẫu số mà giá trị có những tên và ý nghĩa khác nhau: Tử số Bệnh/sự kiện xảy ra ----------- = -------------------------- Mẫu số Quần thể có nguy cơ 1. Tỷ lệ hiện mắc (prevalence) Tỷ lệ hiện mắc nói về mức độ mắc bệnh hoặc sự kiện xảy ra trong quần thể nghiên cứu tại thời điểm nghiên cứu. Tỷ lệ hiện mắc được định nghĩa như sau (P: là tỷ lệ hiện mắc). Số trường hợp mắc bệnh/thời điểm/quần thể P = -------------------------------------------------------- Tổng số dân trong quần thể/thời điểm trên Tỷ lệ hiện mắc có được trong các nghiên cứu mô tả cắt ngang, hoặc các đợt nghiên cứu cắt ngang hoặc thời điểm theo dõi dọc của nghiên cứu thuần tập và nghiên cứu can thiệp. Tỷ lệ hiện mắc có ý nghĩa trong việc lập kế hoạch can thiệp y tế và hình thành giả thuyết về mới liên quan giữa yếu tố nguy cơ và bệnh. Có 2 loại tỷ lệ hiện mắc: (1) tỷ lệ hiện mắc điểm (point prevalence) thường được tính toán trong nghiên cứu cắt ngang và (2) tỷ lệ hiện mắc kỳ (periodic prevalence) thường được tính toán 1
trong nghiên cứu mô tả cho 1 bệnh thường hay mắc 1 lần trong đời hoặc mắc bệnh trong một thời gian dài. Bảng dưới minh họa về tỷ lệ hiện mắc sâu răng tại Việt Nam. Theo một nghiên cứu về tỷ lệ hiện mắc sâu răng của học sinh tại trường Tiểu học Khương Thượng, quận Đống Đa năm 2004 cho thấy tỷ lệ % răng sữa và răng vĩnh viễn bị sâu trong nhóm đối tượng nghiên cứu tại thời điểm tiến hành điều tra. Tỷ lệ hiện mắc trong nghiên cứu được trình bày trong bảng sau (nghiên cứu trên 1369 học sinh tiểu học tại trường với độ tuổi từ 6-12 tuổi): Bảng 1.1. Tỷ lệ hiện mắc sâu răng sữa và sâu răng vĩnh viễn của học sinh trường Tiểu học Khương Thượng năm 2014 Số răng sâu Răng sữa Răng vĩnh viễn Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1 216 15,8 252 18,4 2 147 10,8 129 9,4 3 122 9,0 36 2,6 4 78 5,7 27 2,0 5 59 4,3 2 0,1 6 39 2,8 1 0,1 7 30 2,2 0 0 8 34 2,5 0 0 9 13 0,9 1 0,1 10 6 0,4 0 0 11 4 0,3 2 0,1 12 24 1,7 13 0,9 13 1 0,1 0 0 14 1 0,1 0 0 Không sâu 595 43,5 906 66,2 Tæng 1369 100,0 1369 100,0 Như vậy đối với răng sữa, tỷ lệ sâu 1 răng là cao nhất (15,8%), tiếp theo là tỷ lệ sâu 2 răng và sâu 3 răng. Tỷ lệ này có giảm dần theo số lượng răng bị sâu. Đối với răng vĩnh viễn, tỷ lệ sâu 1 răng là cao nhất với 18,4% và tỷ lệ này cũng giảm dần theo số lượng răng bị sâu. Không có bất kỳ học sinh nào có 7,8,13 và 14 chiếc răng bị sâu. Cũng trong nghiên cứu này, tỷ lệ sâu răng có thể được biểu thị dưới dạng biểu đồ (biểu đồ tròn hoặc biểu đồ cột) giúp người đọc dễ hiểu hơn. Ví dụ được trình bày dưới đây: 2
Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ hiện mắc sâu răng sữa của học sinh trường Tiểu học Khương Thượng năm 2014 Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ hiện mắc sâu răng vĩnh viễncủa học sinh trường Tiểu học Khương Thượng năm 2014 Hai biểu đồ thể hiện trong tổng số 1369 học sinh được khám răng thì có 774 học sinh sâu răng sữa chiểm tỷ lệ 56,55 và 463 học sinh bị sâu răng vĩnh viễn chiếm 33,8%. Tỷ lệ hiện mắc sâu răng sữa cao gấp 7 lần tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn. 2. Tỷ lệ mới mắc (incidence rate) Tỷ lệ mới mắc thường nói về tỷ lệ mắc bệnh theo thời gian trong quần thể nghiên cứu. Thông thường tỷ lệ mới mắc thường được tính cho các nghiên cứu theo dõi dọc theo thời gian. Có một số dạng tỷ lệ mới mắc bệnh dưới đây: 2.1. Tỷ lệ mới mắc (Incident rate - IR) Số trường hợp mới mắc bệnh/thời gian nghiên cứu/quần thể IR = --------------------------------------------------------------------- Tổng số dân trong quần thể từ thời điểm bắt đầu nghiên cứu Ví dụ: nếu người ta bắt đầu theo dõi 100 người chưa mắc bị mất răng trong vòng vòng 5 năm để phát hiện tỷ lệ mới mắc của mất răng. Giả sử trong vòng 5 năm có 40 người bị mất răng. Tỷ lệ mới mắc của bệnh mất răng trong quần thể này sẽ là: 40/100 trong vòng 5 năm. Như vậy có thể nói cứ theo dõi 100 người trong vòng 5 năm thì sẽ 3
có 40 bị mất. Cũng có thể tỉnh tỷ lệ mới mắc cho 1 năm bằng cách lấy tỷ lệ trên chia cho 5 năm. Một nghiên cứu của Ngô Văn Toàn tại tỉnh Thái Nguyên theo dõi trên 1452 người trong vòng 4 tuần cho thấy có 272 người mới mắc một số bệnh và triệu chứng. Tỷ lệ mới mắc các bệnh hoặc triệu chứng trong vòng 4 tuần là: 272/1452 (18,7%). 2.2. Mật độ mới mắc (Incident density - ID) Ngoài tỷ lệ mới mắc thì người ta còn tính mật độ mới mắc để xem xét chi tiết hơn nữa tỷ lệ mới mắc do chúng ta không thể yêu cầu hoặc theo dõi hết tất cả những đối tượng tham gia nghiên cứu trong suốt thời gian nghiên cứu do những lý do sau: −Đối tượng tham gia nghiên cứu bị tử vong trước khi kết thúc nghiên cứu. −Đối tượng tham gia nghiên cứu bị mắc bệnh nặng lên hoặc có các biến chứng không thể tiếp tục tham gia nghiên cứu cho đến khi kết thúc nghiên cứu. −Đối tượng tham gia nghiên cứu từ chối không tiếp tục tham gia nghiên cứu cho đến khi kết thúc nghiên cứu. −Đối tượng tham gia nghiên cứu chuyển chỗ ở không tiếp tục tham gia nghiên cứu cho đến khi kết thúc nghiên cứu. −Đối tượng tham gia nghiên cứu không tiếp tục tham gia nghiên cứu vì bất kỳ một lý do nào khác. Định nghĩa của mật độ mới mắc như sau: Số trường hợp mới mắc bệnh/thời gian nghiên cứu/quần thể ID = --------------------------------------------------------------------------- Tổng số thời gian theo dõi được cho từng cá thể/quần thể/thời gian Ví dụ: theo dõi 5 người trong vòng 2 năm để xác định mật độ mới mắc sâu răng. Người thứ nhất theo dõi được cả 2 năm nhưng không mắc bệnh, người thứ 2 theo dõi được 1 năm thì mắc bệnh, người thứ 3 theo dõi được cả 2 năm nhưng cũng không mắc bệnh, người thứ tư theo dõi được 1 năm thì mắc bệnh, người thứ 5 theo dõi được cả 2 năm nhưng không mắc bệnh. Như vậy, số mới mắc (tử số) là 2 người mắc bệnh sâu răng và mẫu số được tính là 8 người/năm (2+1+2+1+2). Mật độ mới mắc trong nghiên cứu này là 2/8. Có nghĩa là cứ theo dõi 8 người trong vòng 1 năm sẽ có 2 người mắc bệnh sâu răng. Chú ý là mẫu số người/năm không được tính 2 năm/người mà chỉ được tính cho những người mắc sâu răng từ khi theo dõi đến lúc mắc sâu răng và những người không mắc sâu răng thì được tính cho cả thời gian theo dõi. Và như vậy, những đối tượng nghiên cứu không có bệnh sâu răng ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu. 4

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.