Nội dung text Phần 1 - Định hướng ôn luyện và làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Địa.docx
Phần một ĐỊNH HƯỚNG ÔN LUYỆN VÀ LÀM BÀI THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN ĐỊA LÍ 1. Định hướng thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí từ năm 2025 1.1. Về hình thức thi Theo phương án tổ chức Kì thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, môn Địa lí được thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan trên giấy. 1.2. Về dạng thức câu hỏi thi trắc nghiệm Theo định hướng đánh giá năng lực, đồng thời nâng cao khả năng phân loại thí sinh, trong đề thi môn Địa lí có 3 dạng thức câu hỏi thi trắc nghiệm được sử dụng; trong đó có hai dạng thức mới, đòi hỏi thí sinh phải có năng lực và kiến thức, kĩ năng chắc chắn thì mới trả lời được. – Dạng câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn: Dạng thức này đã được áp dụng trong thi, kiểm tra đánh giá nhiều năm qua. – Dạng câu hỏi trắc nghiệm đúng sai: Trong dạng này, mỗi câu hỏi có 4 ý, thí sinh phải trả lời đúng hoặc sai đối với từng ý của câu hỏi. – Dạng câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn: Dạng thức này gần với dạng câu hỏi tự luận, được đánh giá thông qua kết quả cuối cùng mà thí sinh phải tự điền vào phiếu trả lời. 1.3. Về thời gian làm bài thi Thời gian làm bài thi của môn Địa lí là 50 phút. 1.4. Về số lượng lệnh hỏi và cơ cấu điểm Số lượng lệnh hỏi của mỗi đề thi trắc nghiệm môn Địa lí là 40, trong đó: – Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn có 18 câu = 18 lệnh hỏi. Mỗi lệnh hỏi có 4 phương án trả lời, trong đó chỉ có một phương án là đáp án đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Cả phần I là 4,5 điểm. – Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai có 4 câu × 4 ý = 16 lệnh hỏi. Mỗi lệnh hỏi có 2 phương án trả lời là đúng hoặc sai. Điểm tối đa của mỗi câu hỏi là 1,0 điểm, trong đó: Chọn chính xác 1 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm; Chọn chính xác 2 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm; Chọn chính xác 3 ý trong 1 câu hỏi được 0,50 điểm; Chọn chính xác cả 4 ý trong 1 câu hỏi được 1,0 điểm. Cả phần II là 4,0 điểm. – Phần III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn có 6 câu = 6 lệnh hỏi. Mỗi lệnh hỏi cần có một phương án trả lời. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Cả phần III là 1,5 điểm.
2. Định hướng về nội dung và cấu trúc bài thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí 2.1. Nội dung Bài thi Địa lí nằm trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí với các chủ đề chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12. Cụ thể như sau: – Chủ đề 1: Địa lí tự nhiên, gồm: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ; Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống; Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên; Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. – Chủ đề 2: Địa lí dân cư, gồm: Dân số, lao động và việc làm; Đô thị hoá. – Chủ đề 3: Địa lí các ngành kinh tế, gồm: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp; Vấn đề phát triển công nghiệp; Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp; Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông; Thương mại và du lịch. – Chủ đề 4: Địa lí các vùng kinh tế, gồm: Khai thác thế mạnh ở TD&MNBB; Phát triển kinh tế – xã hội ở ĐBSH; Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ; Phát triển kinh tế biển ở DHNTB; Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên; Phát triển kinh tế – xã hội ở Đông Nam Bộ; Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở ĐBSCL; Phát triển các vùng KTTĐ; Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo. 2.2. Cấu trúc định dạng đề thi Theo cấu trúc định dạng đề thi minh hoạ (Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố cuối năm 2023), môn Địa lí sẽ bao gồm 40 lệnh hỏi với thành phần năng lực và cấp độ tư duy cụ thể như sau: Thành phần năng lực Cấp độ tư duy Phần I (Dạng câu hỏi nhiều lựa chọn) Phần II (Dạng câu hỏi Đúng/Sai) Phần III (Dạng câu hỏi trả lời ngắn) NB TH VD NB TH VD N B T H V D Nhận thức khoa học địa lí 7 2 4 6 1 1 Tìm hiểu địa lí 1 2 2 2 1 2 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học 2 3 2 2 Tổng 8 4 6 8 4 4 0 4 2
Ghi chú: * Chữ viết tắt: NB – Nhận biết; TH – Thông hiểu; VD – Vận dụng. * Các con số trong bảng thể hiện số lượng lệnh hỏi. Mỗi câu hỏi tại phần I và phần III là một lệnh hỏi; mỗi ý hỏi tại phần II là một lệnh hỏi. 3. Một số lưu ý khi ôn tập và làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí 3.1. Khi ôn tập Các em nên chọn cách học phù hợp nhất với mình để nhớ bài một cách tốt nhất. Có thể đọc và làm bài trong sách này trước mỗi ngày học trong giờ chính khoá. Sau khi học xong thì kiểm tra lại đáp án mình đã làm. Cuối cùng mới kiểm tra đáp án trong sách. Luyện tập thường xuyên theo cách này các em sẽ hiểu kĩ và nhớ lâu. Trường hợp các em có sách sau khi học xong các bài chính khoá trên lớp thì cũng có thể áp dụng cách ôn luyện sau: tự trả lời các câu hỏi gọn theo phần, theo bài sau đó mới kiểm tra đáp án. trong thời Đối với các đề minh hoạ, các em nên tập trung làm trọn vẹn một đề gian quy định là 50 phút, sau đó mới kiểm tra đáp án. Xem kĩ lại các chỗ mình chọn sai đáp án để có kinh nghiệm khi làm các đề sau và khi thi thật. Các em có thể hệ thống lại toàn bộ nội dung chương trình bằng sơ đồ tư duy, bằng sơ đồ hình cây, bằng bảng hệ thống,... 3.2. Khi làm bài Cần phân bổ thời gian hợp lí cho từng câu hỏi và áp dụng chiến thuật “dễ làm trước, khó làm sau”. Thời gian làm bài trắc nghiệm môn Địa lí là 50 phút với tổng số 40 lệnh hỏi. Vậy thời gian trung bình cho một 1 lệnh hỏi là khoảng 1 phút 25 giây. Khi làm bài thi các em hãy đọc kĩ một lượt các câu hỏi, cảm thấy câu nào dễ thì nhanh chóng làm ngay, càng làm được nhiều câu dễ tâm lí làm bài của các em sẽ càng thoải mái hơn. Với câu hỏi khó, có thể áp dụng chiến thuật “loại trừ”, tức là loại dần phương án sai trước, cuối cùng chọn phương án ít sai nhất. Cần nhớ “không được bỏ sót câu nào”. Điểm bài thi được tính dựa trên tổng số câu trả lời đúng, các câu trả lời sai không bị trừ điểm. Hãy cố gắng trả lời đủ tất cả các lệnh hỏi của bài thi trong khoảng thời gian cho phép. Tuyệt đối không được bỏ trống không đánh dấu ở phiếu trả lời bất kì lệnh hỏi nào.
Khi làm câu trắc nghiệm liên quan đến biểu đồ và bảng số liệu, đề thi có thể yêu cầu thí sinh chọn biểu đồ thích hợp nhất. Vì vậy các em phải cố gắng chọn đúng dạng biểu đồ theo những dấu hiệu phân biệt đã được luyện tập. Trong phần nhận xét bảng số liệu có thể đề bài yêu cầu tính toán, phân tích bảng số liệu, tìm ra quy luật, mối liên hệ giữa các số liệu, rút ra nhận xét hoặc giải thích. Đối với từng loại câu hỏi, các em cần chú ý: – Với dạng câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn: Với mỗi câu hỏi, các em chỉ chọn một phương án đúng hoặc đúng nhất. – Với dạng câu trắc nghiệm đúng sai: Trong mỗi câu sẽ có 4 ý là a), b), c), d). Trong mỗi ý các em đều phải trả lời là đúng hay sai. – Với dạng câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn: Câu hỏi sẽ thường cung cấp dữ kiện, số liệu và yêu cầu các em tư duy tính toán để đưa ra câu trả lời ngắn. Các em cần nắm vững các công thức và kiến thức về tính toán trong môn Địa lí.