PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Lớp 12. Đề KT chương 5 (đề số 3).docx

CHƯƠNG V. PIN ĐIỆN VÀ ĐIỆN PHÂN (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 12 – CHƯƠNG 5 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Cho phản ứng hóa học sau: X + Y 2+  X 2+ + Y. Phản ứng sẽ tự xảy ra nếu X và Y lần lượt là các chất nào sau đây? A. Ni và Fe. B. Ni và Zn. C. Fe và Zn. D. Zn và Ni. Câu 2. Trong pin điện hoá, sự oxi hoá A. chỉ xảy ra ở cực âm. B. xảy ra ở cực âm và cực dương. C. chỉ xảy ra ở cực dương. D. không xảy ra ở cực âm và cực dương. Câu 3. Bình điện phân là công cụ để chuyển ...(1)... thành hoá năng (năng lượng phản ứng hoá học). Thông tin phù hợp điền vào (1) là A. điện năng. B. quang năng. C. động năng. D. thế năng. Câu 4. Điện phân dung dịch nào sau đây sẽ có khí thoát ra ở cả 2 điện cực (ngay lúc mới đầu bắt đầu điện phân)? A. Cu(NO 3 ) 2 B. FeCl 2 . C. K 2 SO 4 . D. FeSO 4 . Câu 5. Cho các phát biểu về pin điện và bình điện phân: (a) Phản ứng trong pin điện và trong bình điện phân đều là phản ứng tự diễn biến. (b) Các quá trình oxi hoá và quá trình khử đều xảy ra tại các điện cực. (c) Phản ứng trong pin điện và trong bình điện phân khi xảy ra đều phát sinh dòng điện. (d) Phản ứng trong pin điện và trong bình điện phân đều làm thay đổi nồng độ các chất trong dung dịch. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 6. Kí hiệu cặp oxi hoá − khử ứng với quá trình khử: Fe 3+ + 1e ⇌ Fe 2+ là A. Fe 3+ /Fe 2+ . B. Fe 2+ /Fe. C. Fe 3+ /Fe. D. Fe 2+ /Fe 3+ . Câu 7. Cặp oxi hoá – khử nào sau đây có giá trị thế điện cực chuẩn nhỏ hơn 0? A. Ag + /Ag. B. Ca 2+ /Ca. C. Hg 2+ /Hg. D. Cu 2+ /Cu. Câu 8. Cho các cặp oxi hoá – khử và thế điện cực chuẩn tương ứng: Cặp oxi hóa – khử Na + /Na Mg 2+ /Mg Al 3+ /Al Cu 2+ /Cu Thế điện cực chuẩn (V) –2,713 –2,356 –1,676 +0,34 Ion kim loại nào sau đây bị khử tại cathode khi điện phân (với điện graphite) dung dịch muối sulfate tương ứng? A. Mg 2+ . B. Na + . C. Cu 2+ . D. Al 3+ . Câu 9. Phản ứng nào xảy ra ở cathode trong quá trình điện phân MgCl 2 nóng chảy? A. Sự oxi hoá ion Mg 2+ . B. Sự khử ion Mg 2+ . C. Sự oxi hoá ion Cl – . D. Sự khử ion Cl – . Câu 10. Điện phân dung dịch CuSO 4 với hai điện cực trơ. Sau một thời gian, màu xanh của dung dịch nhạt dần do A. khí H 2 sinh ra đã khử màu của dung dịch. B. dung dịch bị pha loãng dần nên màu xanh nhạt dần. C. ion Cu 2+ bị khử dần thành Cu kim loại. D. ion Cu 2+ được tạo thêm. Mã đề thi: 053
Câu 11. Dãy điện hoá là dãy các cặp oxi hoá – khử được sắp xếp theo chiều tăng dần A. nguyên tử khối của cặp oxi hóa khử. B. tính kim loại của cặp oxi hóa khử. C. thế điện cực của cặp oxi hóa khử. D. tính khử của cặp oxi hóa khử. Câu 12. Điện phân (với các điện cực trơ) dung dịch H 2 SO 4 0,01 M. Biết rằng tại mỗi điện cực chỉ xảy ra quá trình khử với một chất (hoặc ion). Hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng? A. Tại anode thu được khí O 2 và tại cathode thu được khí H 2 . B. Khối lượng H 2 SO 4 không thay đổi sau quá trình điện phân. C. Nồng độ H 2 SO 4 không đổi sau quá trình điện phân. D. pH của dung dịch có xu hướng giảm trong quá trình điện phân. Câu 13. Phản ứng của acquy chỉ khi xả điện là: Pb(s) + PbO 2 (s) + 2H 2 SO 4 (aq) → 2PbSO 4 (s) + 2H 2 O(l). Khi đó, Pb sẽ bị oxi hoá và tạo thành PbSO 4 bám vào điện cực và PbO 2 bị khử thành PbSO 4 bám vào điện cực. Phát biểu nào sau đây đúng trong quá trình acquy xả điện? A. Khối lượng cực âm giảm dần. B. Khối lượng cực dương giảm dần. C. Khối lượng acquy giảm dần. D. Nồng độ H 2 SO 4 trong dung dịch giảm dần. Câu 14. Cho sức điện động chuẩn của các pin điện hoá: o Pin(TX)E2,46 V ; o Pin(TY)E2,00 V ; o Pin(ZY)E0,90 V (với X, Y, Z, T là 4 kim loại). Dãy sắp xếp các kim loại theo chiều tăng dần tính khử là A. X < Y < Z < T. B. Y < T < Z < X. C. T < Z < Y < X. D. Z < X < Y < Y. Câu 15. Điện phân 500 mL dung dịch CuSO 4 0,2 M (điện cực trơ) cho đến khi ở cathode thu được 3,2 gam kim loại thì thể tích khí (đkc) thu được ở anode là A. 1,24 lít. B. 2,48 lít. C. 0,62 lít. D. 3,72 lít. Câu 16. Điện phân dung dịch gồm NaCl và HCl (điện cực trơ, có màng ngăn). Trong quá trình điện phân, giá trị pH của dung dịch thu được so với dung dịch ban đầu là A. không thay đổi. B. giảm xuống. C. tăng lên sau đó giảm xuống. D. tăng lên. Sử dụng thông tin ở bảng dưới đây để trả lời các câu 17 - 18: Cho bảng giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa - khử như sau: Cặp oxi hóa - khử 2Fe/Fe 2Cu/Cu 2Zn/Zn Ag/Ag 2Pb/Pb Thế điện cực chuẩn V 0,44 0,34 0,76 0,80 0,13 Câu 17. Trong số các ion kim loại gồm 22Fe,Cu và 2Zn , ở điều kiện chuẩn ion nào có tính oxi hóa yếu hơn Ag , nhưng mạnh hơn 2Pb ? A. 222Fe,Cu,Zn . B. 22Fe,Cu . C. 2Zn . D. 2Cu . Câu 18. Sức điện động chuẩn nhỏ nhất của pin Galvani thiết lập từ hai cặp oxi hóa - khử trong số các cặp trên là A. 0,32 V. B. 1,56 V . C. 0,31 V. D. 0,46 V. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho cấu tạo của pin Galvani Zn-Cu như hình dưới:
a. Thanh Zn là cực âm (anode) và thanh Cu là cực dương (cathode). b. Phản ứng xảy ra trong pin là: Zn(s) + Cu 2+ (aq)  Zn 2+ (aq) + Cu(s). c. Khi Zn(s) hoặc Cu 2+ (aq) hết thì phản ứng trong pin vẫn tiếp tục xảy ra. d. Sức điện động của pin không thay đổi cho đến khi phản ứng trong pin xảy ra hoàn toàn. Câu 2. Xét quá trình điện phân nóng chảy muối halide (MX) của kim loại nhóm IA. a. Điện cực cathode có dòng electron từ nguồn điện chuyển đến. b. Điện cực âm có sự tạo thành kim loại M. c. Điện cực dương là cathode, điện cực âm là anode. d. Chất điện li nóng chảy có khả năng dẫn điện. Câu 3. Thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hoá – khử của kim loại M + /M; R 2+ /R và 2H + /H 2 lần lượt là +0,799 V, +0,34 V và 0,0 V. a. M có tính khử mạnh hơn R. b. Ion R 2+ có tính oxi hoá yếu hơn ion M + nhưng mạnh hơn ion H + . c. M và R đều khử được ion H + thành H 2 . d. R khử được ion M + thành M. Câu 4. Một nhóm học sinh tìm hiểu quá trình thu hồi kim loại đồng (copper) bằng phương pháp điện phân từ một đồng xu làm bằng hợp kim CuZn chứa khoảng 95% đồng về khối lượng. Giả thuyết của nhóm học sinh là "khi điện phân, chỉ có tạp chất trong đồng xu tan hết vào trong dung dịch, còn lại sẽ là đồng tinh khiết". Để kiểm tra giả thuyết này, nhóm học sinh đã thực hiện thí nghiệm như sau: - Cân để xác định khối lượng ban đầu của đồng xu (2,23 gam) và thanh đồng tinh khiết (2,55 gam). - Nối đồng xu với một điện cực và thanh đồng tinh khiết với điện cực còn lại của nguồn điện một chiều, rồi nhúng vào bình điện phân chứa dung dịch copper(II) sulfate. - Điện phân ở hiệu điện thế phù hợp. - Sau một thời gian điện phân, làm khô, rồi cân để xác định lại khối lượng của đồng xu và thanh đồng tinh khiết, thấy khối lượng đồng xu là 1,94 gam và khối lượng thanh đồng là m 1 gam. a. Trong thí nghiệm trên, đồng xu được nối với cực dương, thanh đồng tinh khiết được nối với cực âm của nguồn điện. b. Giá trị của m 1 lớn hơn 2,55 g. c. Ở cực dương xảy ra quá trình khử. d. Do khối lượng của đồng xu giảm, nên giả thuyết ban đầu của nhóm học sinh là đúng. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Cho các phản ứng sau: (1) CuCl 2 (aq) → Cu(s) + Cl 2 (g). (2) 2NaCl(aq) + 2H 2 O(l) → 2NaOH(aq) + H 2 (g) + Cl 2 (g). (3) H 2 (g) + Cl 2 (g) → 2HCl(g). (4) 2CuSO 4 (aq) + 2H 2 O(l) → 2Cu(s) + 2H 2 SO 4 (aq) + O 2 (g). Liệt kê các phản ứng xảy ra trong bình điện phân theo số thứ tự tăng dần (Ví dụ: 1234, 24,…). Câu 2. Những phản ứng nào sau đây không tự xảy ra ở điều kiện chuẩn? Cho 2o Mn/MnE1,180 V . (a) 22Mg()Pb()Pb()Mg()aqsaqs
(b) 2 22O()4H()2Zn()2HO()2Zn()gaqslaq (c) 22Ni()Sn()Ni()Sn()saqaqs (d) 22Fe()Mn()Fe()Mn()saqaqs Câu 3. Điện phân dung dịch nước của hỗn hợp các chất Cu(NO 3 ) 2 , AgNO 3 , Hg(NO 3 ) 2 và Mg(NO 3 ) 2 với điện cực trơ, các chất đều có nồng độ 1M. Có tối đa bao nhiêu kim loại được giải phóng ở cathode? Câu 4. Phản ứng xảy ra khi sạc của một pin Li-ion là: LiCoO 2 (s) + C 6 (s) → CoO 2 (s) + LiC 6 (s). Để có được một pin điện có dung lượng là 4000 mAh thì khối lượng LiCoO 2 tối thiểu trước khi sạc là bao nhiêu (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười)? Cho biết: 2LiCoOM = 97,874 g/mol; 1 mol điện lượng là 96485 C và 1 C = 1 A.s. Câu 5. Cho pin điện hoá Pb – Cu có sức điện động chuẩn o Pin(PbCu)E0,47 V , pin Zn – Cu có sức điện động chuẩn o Pin(ZnCu)E1,10 V . Sức điện động chuẩn của pin Zn – Pb là bao nhiêu volt (V)? Câu 6. Điện phân nóng chảy hỗn hợp gồm Al 2 O 3 (10%) và cryolite (90%) với anode là than cốc và cathode là than chì. Sau thời gian điện phân thu được 5,4 tấn Al tại cathode và hỗn hợp khí tại anode gồm CO 2 (80% theo thể tích) và CO (20% theo thể tích). Giả thiết không có thêm sản phẩm nào được sinh ra trong quá trình điện phân. Tính khối lượng carbon (theo kg) đã bị oxi hóa tại anode? ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.