Nội dung text ĐỀ 4 - KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 12 (FORM TT-7791).docx
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 4 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 12 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Al = 27, Ca = 40. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 14. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Trong phân tử phức chất K 3 [Fe(CN) 6 ] 3 , sắt (iron) được gọi là A. phối tử. B. base. C. chất khử. D. nguyên tử trung tâm. Câu 2. Dãy kim loại nào sau đây thuộc loại kim loại chuyển tiếp thứ nhất? A. Co, V, K. B. Fe, Sc, Al. C. Cr, Mn, Ni. D. Cu, Zn, Ag. Câu 3. Trong quá trình Solvay, ở giai đoạn tạo thành NaHCO 3 tồn tại cân bằng sau: NaCl + NH 3 + CO 2 + H 2 O ⇀ ↽ NaHCO 3 + NH 4 Cl Khi làm lạnh dung dịch trên, muối bị tách ra khỏi dung dịch là A. NaHCO 3 . B. NH 4 Cl. C. NaCl. D. NH 4 HCO 3 . Câu 4. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và ánh kim của kim loại đều do thành phần nào sau đây gây ra? A. Cation kim loại. B. Hạt proton tự do. C. Hạt neutron tự do. D. Hạt electron tự do. Câu 5. Kim loại Na ở chu kì 3, nhóm IA trong bảng tuần hoàn. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Na ở trạng thái cơ bản là A. 3s 2 3p 5 . B. 3s 2 . C. 3s 1 . D. 3s 2 3p 1 . Câu 6. Hai kim loại thường được dùng làm dây dẫn điện là A. đồng và nhôm. B. đồng và tungsten. C. nhôm và sắt. D. kẽm và nhôm. Câu 7. Điện phân dung dịch chất nào sau đây (với điện cực trơ, không có màng ngăn điện cực), thu được dung dịch có khả năng tẩy màu? A. CuSO 4 . B. NaCl. C. K 2 SO 4 . D. AgNO 3 . Câu 8. Đặc điểm nào dưới đây không phải của nước cứng? A. Làm tăng tính acid của nước, gây ngộ độc nước uống. B. Làm giảm tác dụng của xà phòng. C. Làm tắc các đường ống dẫn nước nóng trong sản xuất và trong đời sống. D. Nấu đồ ăn bằng nước cứng sẽ giảm mùi vị thực phẩm. Câu 9. Xỉ xuất hiện trong quá trình tách kim loại, luyện kim và tinh luyện để tái chế kim loại. Xỉ là hỗn hợp nhiều chất, hỗn hợp này thường A. có khối lượng riêng nhỏ hơn so với khối lượng riêng của kim loại cần tách hoặc cần tái chế. B. dễ nóng chảy. C. dễ bay hơi. D. có nhiều độc tính nên cần phải chôn lấp sau khi được tháo ra khỏi lò. Câu 10. Trong các số oxi hoá của các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất, trạng thái thường gặp nhất là +2. Điều này được giải thích là do đa số các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có độ âm điện không cao và A. dễ nhường đi 2 electron ở phân lớp 3d. B. dễ nhường đi 1 electron ở phân lớp 3d và 1 electron ở phần lớp 4s. C. có khả năng nhận thêm 2 electron vào phân lớp 3d. D. có 2 electron lớp ngoài cũng. Mã đề thi: 444
Câu 11. Vàng (Au) tồn tại trong tự nhiên ở dạng đơn chất. Tuy nhiên, hàm lượng Au trong quặng hoặc trong đất thường rất thấp vì vậy rất khó tách Au bằng phương pháp cơ học. Trong công nghiệp, người ta tách vàng từ quặng theo sơ đồ sau: Quặng chứa vàng (Au) 22OKCNHO K[Au(CN) 2 ] (aq) Zn d Au(s) Phương pháp điều chế kim loại nào đã được sử dụng trong quá trình sản xuất Au theo sơ đồ trên? A. Thủy luyện. B. Nhiệt luyện. C. Điện phân nóng chảy. D. Điện phân dung dịch. Câu 12. Rót vào ống nghiệm 1 và 2, mỗi ống khoảng 3 mL dung dịch H 2 SO 4 loãng cùng nồng độ, rồi đồng thời cho vào mỗi ống một mẩu kẽm như nhau. Nhỏ thêm 2 – 3 giọt dung dịch CuSO 4 vào ống 2. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Tốc độ thoát khí của hai ống nghiệm như nhau. B. Ống nghiệm 2 khí thoát ra nhanh hơn do có CuSO 4 là chất xúc tác. C. Ống nghiệm 2 khí thoát ra nhanh hơn do xảy ra ăn mòn điện hóa học. D. Ống nghiệm 1 khí thoát ra nhanh hơn do xảy ra ăn mòn hóa học. Câu 13. Độ tan của Ca(OH) 2 ở 20°C là 0,173 g/100g nước. Biết khối lượng riêng của dung dịch Ca(OH) 2 bão hoà ở 20 °C là 1g/mL. Nồng độ mol của ion Ca 2+ trong dung dịch bão hoà Ca(OH) 2 ở 20°C có giá trị gần đúng là A. 1,730. B. 0,940. C. 0,023. D. 0,047. Câu 14. Cho sơ đồ chuyển hoá sau: CuSO 4 (s) 2(1)HO [Cu(OH 2 ) 6 ] 2+ (aq) dd (2) NaOH [Cu(OH 2 ) 4 (OH) 2 ] (s) (màu trắng) (màu xanh) (màu xanh nhạt) [Cu(OH 2 ) 4 (OH) 2 ] (s) 3dd (3) NH [Cu(NH 3 ) 4 (OH 2 ) 2 ] 2+ (aq) (màu xanh nhạt) (màu xanh lam) Những phản ứng có sự tạo thành phức chất là A. (1) và (2). B. (1) và (3). C. (2) và (3). D. Cả (1), (2) và (3). PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho phức chất X có công thức Na 3 [Co(NO 2 ) 6 ]. a) X có liên kết cho − nhận và liên kết ion trong phân tử. b) X có anion [Co(NO 2 ) 6 ] 3- cũng là một phức chất. c) X có nguyên tử trung tâm là sodium và cobalt. d) Nguyên tử trung tâm có số oxi hoá là +2. Câu 2. Chuẩn độ V 1 mL dung dịch chứa muối Fe 2+ , nồng độ C 1 (M) và dung dịch H 2 SO 4 loãng, đựng trong bình tam giác bằng dung dịch KMnO 4 nồng độ C 2 (M) để ở burette và để ở vạch 0. Khi vạch thể tích dung dịch KMnO 4 trên burete là V 2 mL thì trong bình tam giác xuất hiện màu hồng trong khoảng 20 giây (hình 19.2). a) Phản ứng ion chuẩn độ là: MnO 4 – (aq) + 5Fe 2+ (aq) + 8H + (aq) Mn 2+ (aq) + 5Fe 3+ (aq) + 4H 2 O(l).