PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHUYÊN ĐỀ 2. PHẢN ỨNG HOÁ HỌC.pdf


2 III. Năng lƣợng của phản ứng hóa học 1. Phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt Phản ứng tỏa nhiệt Phản ứng thu nhiệt - Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt ra môi trường. TQ: chất phản ứng → sản phẩm + năng lượng - Ví dụ: đốt đèn cồn, đốt củi,... - Phản ứng thu nhiệt là phản ứng nhận năng lượng dưới dạng nhiệt từ môi trường. TQ: chất phản ứng + năng lượng → sản phẩm - Ví dụ: nung đá vôi, phân huỷ Cu(OH)2,... 2. Ứng dụng của phản ứng tỏa nhiệt + Cung cấp năng lượng cho sinh hoạt và sản xuất: + Vận hành động cơ, thiết bị máy công nghiệp, phương tiện giao thông B. BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu 1: Khi đốt nến, một phần nến chảy lỏng, một phần nến bị cháy. Cây nến ngắn dần. Vậy phần nến nào đã bị biến đổi thành chất mới?
3 Hƣớng dẫn: : Phần nến bị cháy đã bị biến đổi thành chất mới. Cụ thể nến cháy sinh ra carbon dioxide và nước. Câu 2: a, Xác định các giá trị nhiệt độ tương ứng với các bước thí nghiệm mô tả trong Hình 2.1. b, Ở quá trình ngược lại, hơi nước ngưng tụ thành nước lỏng, nước lỏng đông đặc thành nước đá. Vậy trong quá trình chuyển thể, nước có biến đổi thành chất khác không? Hƣớng dẫn: : a. Học sinh thực hiện thí nghiệm và xác định các giá trị nhiệt độ tương ứng với các bước thí nghiệm mô tả trong Hình 2.1. Kết quả tham khảo: Bước a b c Nhiệt độ 0 oC 5 oC 100 oC b. Trong quá trình chuyển thể, nước chỉ bị thay đổi trạng thái, không bị biến đổi thành chất khác. Câu 3: Thí nghiệm về biến đổi hoá học 1. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh, hỗn hợp thu được có bị nam châm hút không? 2. Chất trong ống nghiệm (2) sau khi đun nóng và để nguội có bị nam châm hút không? 3. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh, có chất mới được tạo thành không? Giải thích. 4. Sau khi đun nóng hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh, có chất mới được tạo thành không? Giải thích. Hƣớng dẫn: : 1. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh, đưa nam châm lại gần ống nghiệm (1) thấy nam châm hút, suy ra hỗn hợp thu được có bị nam châm hút. 2. Chất trong ống nghiệm (2) sau khi đun nóng và để nguội không bị nam châm hút. 3. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh không có chất mới tạo thành, do đây chỉ là sự trộn vật lí, không có sự thay đổi về chất và lượng, sắt trong hỗn hợp vẫn bị nam châm hút. 4. Sau khi đun nóng hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh, có chất mới được tạo thành. Do đã có phản ứng hoá học xảy ra, sinh ra chất mới không bị nam châm hút. Câu 4: Lấy một số ví dụ trong đời sống về các quá trình xảy ra sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học. Hƣớng dẫn: : - Một số quá trình xảy ra sự biến đổi vật lí: + Nước lỏng để một thời gian trong ngăn đông tủ lạnh hoá rắn. + Hoà tan muối ăn vào nước. + Hoà tan đường ăn vào nước. - Một số quá trình xảy ra sự biến đổi hoá học: + Đốt cháy than để đun nấu. + Tượng đá bị hư hại do mưa acid.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.