Nội dung text 0. ĐỀ ĐẦY ĐỦ (120 câu).docx
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – APT 2025 ĐỀ THAM KHẢO – SỐ 11 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đề thi ĐGNL ĐHQG-HCM được thực hiện bằng hình thức thi trực tiếp, trên giấy. Thời gian làm bài 150 phút. Đề thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 04 lựa chọn. Trong đó: + Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ: ➢ Tiếng Việt: 30 câu hỏi; ➢ Tiếng Anh: 30 câu hỏi. + Phần 2: Toán học: 30 câu hỏi. + Phần 3: Tư duy khoa học: ➢ Logic, phân tích số liệu: 12 câu hỏi; ➢ Suy luận khoa học: 18 câu hỏi. Mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan có 04 lựa chọn (A, B, C, D). Thí sinh lựa chọn 01 phương án đúng duy nhất cho mỗi câu hỏi trong đề thi. CẤU TRÚC ĐỀ THI Nội dung Số câu Thứ tự câu Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ 60 1 – 60 1.1 Tiếng Việt 30 1 – 30 1.2 Tiếng Anh 30 31 - 60 Phần 2: Toán học 30 61 - 90 Phần 3: Tư duy khoa học 30 91 - 120 3.1. Logic, phân tích số liệu 12 91 - 102 3.2. Suy luận khoa học 18 103 - 120
PHẦN 1: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ 1.1: TIẾNG VIỆT Câu 1: Xác định nghĩa của thành ngữ “Ăn miếng trả miếng” trong câu sau: “Trong trận bóng đá hôm qua, hai đội chơi quyết liệt, không ai chịu thua ai, đúng kiểu ăn miếng trả miếng.” A. Hành động đáp trả, trả đũa một cách thẳng thắn, không nhượng bộ. B. Tầm quan trọng của môi trường sống. C. Những người tỏ vẻ mạnh mẽ, có thể giúp đỡ người khác nhưng thực chất lại không có khả năng. D. Việc người làm việc xấu, điều ác chắc chắn sẽ phải chịu sự trừng phạt thích đáng. Câu 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Hình ảnh của Duy choáng kín tâm trí. Đầy ắp. Cậu ấy và cô cùng nhau đến rạp xem phim. Cậu ấy ngồi trên hành lang ngoài cửa lớp, đọc mải miết một tờ báo mới rồi nhìn lơ đãng đâu đó. Cậu ấy lên bảng giải bài tập hình học, đầy tự tin... Tuy nhiên, tựa như các đoạn phim chồng lên nhau, đầu óc Ghi sau đó sẽ bị xâm chiếm bởi những hình ảnh tối tăm khác, luồn ra từ các giấc ngủ đứt quãng.” (Phan Hồn Nhiên, Những đôi mắt lạnh) Những hình ảnh về Duy trong tâm trí Ghi được miêu tả như thế nào, và điều này thể hiện điều gì về cảm xúc của cô? A. Ghi nhớ về Duy qua những kỷ niệm đẹp xen lẫn những nỗi ám ảnh mơ hồ, cho thấy sự giằng xé nội tâm của cô. B. Hình ảnh Duy hiện lên như một người hoàn hảo, khiến Ghi cảm thấy bị áp lực và căng thẳng. C. Ghi bị cuốn vào những ký ức rời rạc về Duy, cho thấy sự phân vân giữa tình cảm và lý trí. D. Những hình ảnh về Duy thể hiện sự ngưỡng mộ đơn thuần của Ghi dành cho cậu ấy. Câu 3: Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi: “Lòng ta ta phải yêu nhau,
Đem lời ái chủng mấy câu dặn lòng. Năm ngàn vạn, họ đồng tông, Da vàng máu đỏ con dòng Hùng Vương, Bốn ngàn năm, cõi Viêm phương, Đua khôn Hoa Hán, mở đường văn minh Tài anh kiệt, nối đời sinh, Phá Nguyên mấy lớp, đánh Minh mấy lần. Mở mang Chân Lạp, Xiêm Thành, Trời Nam lừng lẫy, dòng thần ở Nam. ” (Phan Bội Châu, Ái chủng) Xác định thể thơ của đoạn thơ trên? A. Lục bát. B. Song thất lục bát. C. Ngũ ngôn tứ tuyệt. D. Thất ngôn tứ tuyệt. Câu 4: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Hai tuần làm việc cật lực ở phòng thiết kế, người ta trả cho tôi khoản lương giữa tháng. Việc đầu tiên tôi nghĩ đến là mua một chiếc áo ấm tử tế. Mấy bộ tôi mang theo khi rời nhà vẫn còn tốt và sạch. Nhưng chúng không đủ che chắn những đợt lạnh sắp tới. Tôi phóng xe ra cửa hàng quen. Nhiều mẫu áo mới, vải kaki tuyền màu nâu sẫm mà tôi ưa thích, khuỷu tay và cổ áo lót da mềm. Tôi mặc thử. Liếc nhìn tem giá, tôi bỗng khựng lại. Trước kia, tôi có thể mua vô tội vạ các món ưa thích. Tiền ba má cho, tôi tiêu xài chẳng suy nghĩ. Thế nhưng giờ đây, việc đánh đổi hai tuần làm việc chỉ để lấy cái áo ưng ý chừng như là một ý tưởng kỳ quặc. Tôi đề nghị chọn mẫu khác đơn giản hơn. Đúng lúc ấy, mobile trong túi rung lên. Tôi rút nhanh máy, run rẩy, đột nhiên đầy hy vọng. Nhưng, trên màn hình, chỉ là tên của chị tôi.” (Phan Hồn Nhiên, Dạt Vòm) Qua đoạn trích, nhân vật “tôi” trải qua sự thay đổi nào trong nhận thức về cuộc sống? A. Từ một người sống phóng khoáng, thoải mái đến một người biết cân nhắc và thận trọng hơn. B. Từ một người vô tư, không lo nghĩ đến một người trưởng thành, giàu kinh nghiệm sống. C. Từ một người tiêu xài vô độ đến một người hoàn toàn khép kín và sống tối giản. D. Từ một người tràn đầy hy vọng đến một người cảm thấy thất vọng và hụt hẫng.
Câu 5: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “Á Tế Á năm châu là bậc nhất, Người nhiều hơn mà đất cũng rộng hơn. Cuộc đời mở hội doanh hoàn, Anh hùng bốn bể giang san một nhà. Gẫm từ thuở Âu La tìm đất, Vượt Chi Na qua Nhật đến Triều Tiên. Xiêm La, Ấn Độ gần liền, Cao Miên, Đại Việt thông miền Ai Lao.” (Tăng Bạt Hổ, Á Tế Á ca) Chi tiết nào sau đây không phù hợp với tư tưởng và ý nghĩa của bài thơ “Á Tế Á ca” của Tăng Bạt Hổ? A. Tác phẩm thể hiện khát vọng đoàn kết của các quốc gia châu Á chống lại áp bức và xâm lược. B. Bài thơ nhấn mạnh mối liên kết tự nhiên giữa các quốc gia Á châu qua vị trí địa lý và văn hóa. C. Tác phẩm ca ngợi sự giàu có và ưu thế vượt trội của châu Á so với các châu lục khác. D. Tác giả khẳng định sự thống trị hoàn toàn của châu Á đối với thế giới vào thời điểm đó. Câu 6: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Libya là một trong ba đất nước hoàn toàn trong tình trạng vô chính phủ vào đúng thời điểm tôi đặt chân qua biên giới. Tuy nhiên, không giống như Yemen nơi máy bay hạ cánh ngay tại thủ đô, hay Ai Cập nơi dù chính trị có tí loạn lạc nhưng đám khách du lịch kiểu “chưa thấy quan tài chưa nhỏ lệ” vẫn chất đầy vài chuyến xe buýt từ biên giới heo hút, Libya bắt tôi chờ gần năm tiếng ở cửa khẩu vì hải quan Ai Cập nhất định không tin ở tít phía bên kia đường biên, nhân viên của công ty du lịch Libya đang chờ sẵn với visa nhập cảnh. Họ nhìn tôi và bốn bạn đường người Nhật rồi lắc đầu quầy quậy: Làm gì có chuyện thời điểm này có ai xin được visa vào Libya? Ngay cả ở thời bình xin visa du lịch còn khó, phải đăng ký đi theo đoàn hoặc được người bản xứ viết thư mời nữa là lúc đất nước đang loạn lạc kiểu rắn mất đầu như thế này.” (Nguyễn Phương Mai, Con Đường Hồi Giáo)