Nội dung text 2.FTU-Doan Van Ha-KTQT- Tom tat LA- Tieng Viet.pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 93101106 ĐOÀN VÂN HÀ Hà nội, 2022
LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG Người hướng dẫn khoa khoa học: PGS. TS. ĐỖ HƯƠNG LAN Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường họp tại.................................................................................... vào hồi.......giờ......tháng......năm...... Có thể tham khảo luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Đại học Ngoại thương
1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển của Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã giúp cho sự phát triển của quốc gia. Vai trò của Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo không chỉ được đề cập đến trong việc tăng tưởng kinh tế một quốc gia mà còn giải thích sự phát triển của thương mại thế giới. Xu thế phát triển của thương mại quốc tế đã đưa khoa học, công nghệ trở thành một loại hàng hóa đặc biệt với giá trị đóng góp ngày càng lớn. Trong thời gian từ 2008 đến 2018, giá trị đóng góp của khoa học công, nghệ trong thương mại quốc tế tăng từ 1,9 nghìn tỷ USD lên 3,2 nghìn tỷ USD (Khan và đồng nghiệp, 2020). Các báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) về năng lực cạnh tranh của các quốc gia nói chung và của các ngành, lĩnh vực kinh tế nói riêng cho thấy thương mại trong sản xuất chủ yếu được thúc đẩy bởi các ngành công nghệ. Xu thế phát triển toàn cầu về kinh tế và phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc, mối quan hệ giữa các quốc gia là một đòi hỏi khách quan, vì không một quốc gia nào ngày nay có thể tồn tại riêng lẻ mà không có những giao thương vượt ra khỏi lãnh thổ mình. Các quốc gia có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình của mình thông qua nhiều hình thức, mà trong đó hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là một trong những giải pháp quan trọng. Chính bởi lẽ đó các quốc gia rất chú trọng hợp tác quốc tế về vấn đề này, đặc biệt là với các quốc gia đang phát triển và đi sau về khoa học, công nghệ. Mặc dù các hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, với sự khuyến khích và tạo điều kiện của Đảng và Nhà nước, đã được triển khai hết sức tích cực trong những năm gần đây giúp cho trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, nhưng trên thực tế, các kết quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất cũng như các thành tựu về đổi mới sáng tạo vẫn còn hết sức khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm
2 năng phát triển. Đứng trên góc tiếp cận của kinh tế quốc tế và tăng trưởng phát triển quốc tế cho thấy, hàm lượng khoa học công nghệ trong các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam còn thấp; tốc độ tăng năng suất lao động còn khiêm tốn so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới; số lượng bài báo khoa học được công bố và hồ sơ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ chưa có đột phá; v.v. Bên cạnh đó, bối cảnh quốc tế có sự thay đổi mạnh mẽ khi cuộc cách mạng khoa học 4.0 đã bắt đầu diễn ra trên phạm vi toàn cầu, xu hướng toàn cầu hóa và phi toàn cầu hóa vẫn đang giằng co, chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi. Thực tế này đặt ra yêu cầu cần có những nghiên cứu đầy đủ và hệ thống về vấn đề hợp tác quốc tế trong khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nói chung và chính sách này nói riêng để xác định được những lĩnh vực có liên quan đến xây dựng và triển khai, làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho chiến lược, kế hoạch và chính sách của giai đoạn tiếp theo. Xuất phát từ yêu cầu khách quan trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Chính sách hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam” với mục tiêu tìm kiếm những giải pháp chủ yếu về tổ chức thực thi chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, giúp tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như nâng cao năng lực khoa học công nghệ và đổi mới sang tạo của Việt Nam trong thời gian tới. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu Chính sách hợp tác quốc tế về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo của một số quốc gia trên thế giới để xác định những vấn đề có liên quan trong hợp tác quốc tế về Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo và rút ra những bài học kinh nghiệm, từ đó đề xuất một số gợi ý chính sách cho Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh cuộc cách