Nội dung text Giáo án Công dân 7 Kết nối tri thức .pdf
1 Ngày soạn:.../.../... Ngày dạy:.../.../... BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG (3 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được một số truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương. 2. Năng lực - Năng lực chung: • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân. - Năng lực giáo dục công dân: • Năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương. 3. Phẩm chất - Yêu nước, trách nhiệm. - Thể hiện niềm tự hào về truyền thống quê hương. - Sống có trách nhiệm, phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV, SBT Giáo dục công dân 7.
2 - Tranh ảnh, truyện thơ, thành ngữ, tục ngữ, bài hát, những ví dụ thực tế gắn với chủ đề Tự hào về truyền thống quê hương. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK, SBT Giáo dục công dân 7. - Đọc trước Bài 1 trong SGK. - Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến Bài 1. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số truyền thống quê hương trong những hình ảnh GV đưa ra. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS quan sát Hình 1-4 SGK tr.5, 6, thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: a) Theo em, các hình ảnh trên nói về những truyền thống nào của quê hương? b) Hãy chia sẻ hiểu biết của em về các truyền thống quê hương qua những bức ảnh trên.
3 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm và thực hiện yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1-2 HS trả lời về truyền thống của quê hương qua những hình ảnh SGK đưa ra. + Hình 1: Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh, Hà Nội. Tượng đài ghi dấu những chiến công, sự hinh sinh của các chiến sĩ và người dân Hà Nội trong trận chiến lịch sử 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô. Hình tượng anh vệ quốc quân và cô gái Hà thành trong trang phục ở tư thế chiến đấu thể hiện truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất, ý chí dũng cảm của quân và dân Thủ đô trong cuộc kháng chiến chống quân quân xâm lược. + Hình 2: Người Dao Đỏ ở Lào Cai trong trang phục truyền thống. • Trang phục truyền thống của người Dao Đỏ: khăn đội đầu màu đỏ trang trí vết chân hổ, cây vạn hoa, hình cách đoạn; chỉ mặc áo dài, áo tư thân màu chàm hoặc đen, tay đấu thẳng vào thân, hoan văn trang trí trên quần được thêu tỉ mỉ. • Trang phục người Dao Đỏ không chỉ biểu hiện tính cần cù, nhẫn nại và bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú mà nghệ thuật còn rất tinh tế trong việc sử dụng màu sắc, bố cục cân đối, hài hòa, vui tươi, trong sáng, góp phần tô điểm thêm cho bản sắc vốn có của dân tộc Tây Bắc. + Hình 3: Điệu múa truyền thống của người Chăm ở Khánh Hòa. • Múa Chăm là hoạt động văn hóa tinh thần không thể thiếu trong lễ hội của người Chăm ở Khánh Hòa, vừa tạo không khí lễ hội, vừa là lời ước nguyện của dân làng gửi đến trời đất, thần linh cầu mong cuộc sống no đủ, mùa màng tốt tươi. • Điệu múa Chăm phổ biến nhất là múa đội lu, múa chim công, múa gáo dừa. Khi múa đội lu, các thiếu nữ uyển chuyển theo làn điệu những vẫn thăng bằng cho chiếc lu lên đầu. + Hình 4: bánh Khọt – món ăn truyền thống ở Nam Bộ. • Là món ăn quen thuộc và được người dân Nam Bộ yêu thích. Mỗi chiếc bánh hình tròn vừa đủ cắn làm đôi hoặc một miếng lớn. Bánh Khọt được làm từ bột
4 gạo, bột nghệ, bột mì, nước cốt dừa, trứng gà, đậu xanh hấp bỏ vỏ, tép bóc vỏ cắt hạt lựu hoặc băm nhuyễn, hành, lá, tỏi ớt, dầu ăn và một số gia vị khác. • Bánh chín vừa có màu vàng nghệ rất bắt mắt, có độ giòn và vị ngọt của gạo, vị béo của nước dừa, có hướng thơm hòa quyện của nghệ và hành lá. Bánh được dùng kèm với các loại rau, nước cốt dừa, nước mắm chua ngọt và thêm ít ớt cay. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Truyền thống quê hương là những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương được truyền từ đời này sang đời khác. Tự hào về truyền thống quê hương chính là tự hào về nguồn gốc của mình, là nền tảng xây dựng những giá trị cốt lõi và hình thành sự tự tin cho mỗi người. Bài học này sẽ giúp em tìm hiểu về truyền thông văn hóa, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương; biết giữ gìn và phát huy những nét đẹp của truyền thống và tự hào về quê hương, nguồn cội của mình. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu một số truyền thống của quê hương a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số truyền thống tốt đẹp của quê hương. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh SGK tr.6, 7; thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập : HS ghi được vào vở một số truyền thống tốt đẹp của quê hương và chia sẻ được cảm nhận về những truyền thống đó. d. Tổ chức hoạt động : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời 1 HS đứng dậy đọc to, rõ ràng trước lớp về đoạn thông tin 1 - Lễ hội Lim ở Bắc Ninh và đoạn thông tin 2 – Buổi giao lưu, gặp gỡ chứng 1. Tìm hiểu một số truyền thống của quê hương Đọc thông tin và trả lời câu hỏi