PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 2. BỘ ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 NGỮ VĂN 9- VĂN HỌC HOA NHỎ..docx

ĐỌC HIỂU NGOÀI SÁCH GIÁO KHOA THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI I/ ĐỌC HIỂU THƠ TRỮ TÌNH 1.Lí thuyết ST T Câu hỏi Hướng dẫn làm bài 1 Thể thơ + Căn cứ vào số chữ và đặc điểm cơ bản của từng thể thơ để xác định + Một số thể thơ thường gặp 2 Nhân vật trữ tình + Nhân vật trữ tình (còn gọi là chủ thể trữ tình) là người trực tiếp bộc lộ rung động và tình cảm, cảm xúc trong bài thơ trước một khung cảnh hoặc sự tình nào đó. Nhân vật trữ tình có mối liên hệ mật thiết với tác giả song không hoàn toàn đồng nhất với tác giả. + Nhân vật trữ tình có thể là tác giả (Mùa xuân nho nhỏ), là người cha (nói với con), người lính Trường Sơn (Lá đỏ)... 3 Đối tượng trữ tình Trong văn học, đặc biệt là thơ ca, "đối tượng trữ tình" là đối tượng mà nhà thơ hoặc người viết dành tình cảm, cảm xúc của mình vào. Đây có thể là con người, cảnh vật, sự việc, hoặc bất kỳ điều gì mà nhà
thơ muốn thể hiện cảm xúc. 4 Xác định từ ngữ, hình ảnh, chi tiết HS dựa vào ngữ liệu để xác định (Không ghi lại máy móc cả câu/ đoạn thơ nếu đề chỉ hỏi từ ngữ, hình ảnh, chi tiết) 5 Nội dung chính * Làm ra nháp + Xác định đối tượng chính (1) + Xác định khía cạnh của đối tượng (2) + Xác định tình cảm tác giả gửi gắm(3) * Làm vào bài: Đoạn thơ trên viết về (2) của (1) để từ đó thể hiện tình cảm ... dành cho... (3) 6 Cảm hứng chủ đạo + Cảm hứng chủ đạo là tình cảm sâu sắc, mãnh liệt chi phối toàn bộ cách thể hiện đời sống, con người và sự lựa chọn hình thức nghệ thuật trong tác phẩm.  + Hiểu đơn giản: Cảm hứng chủ đạo là tình cảm chính được tác giả thể hiện trong bài thơ Ví dụ: + Cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Bếp lửa”: Tình cảm yêu mến, trân trọng, biết ơn đối với bà, với gia đình và với quê hương đất nước + Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Lá đỏ: ngợi ca tinh thần yêu nước, những đóng góp lớn lao của những người anh hùng chưa biết tên để tạo nên sức mạnh dân tộc, góp phần làm nên chiến thắng trong những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. 7 Ý nghĩa của một / một vài câu thơ/ từ ngữ/ hình ảnh/ chi tiết Bài làm cần đạt được những ý chính sau: + Giới thiệu được câu thơ/ hình ảnh/ chi tiết + Xác định được nội dung chính của câu thơ/ giải thích nghĩa của từ ngữ/ hình ảnh/ chi tiết + Xác định được dụng ý của tác giả khi viết câu thơ/ lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, chi tiết đó: thể hiện tình cảm gì? nhắc nhở người đọc điều gì?
8 Bài học rút ra từ đoạn thơ - Dẫn dắt giới thiệu và nêu bài học chung (bài học về điều gì?)(1) - Nêu bài học nhận thức và lí giải(2) - Nêu bài học hành động và lí giải (3) - Nêu ý nghĩa của bài học (4) Ví dụ: DÂNG CHA Tết này nhà lại vắng cha Thuốc không thơm nữa ấm trà hết ngon Cha đi về phía vuông tròn Trần gian lấm láp mãi còn nắng mưa Đời người mới đấy thành xưa Nhìn lên nhân ảnh ảo mờ khói hương Con không tin có thiên đường Nhưng tin có thật nỗi buồn, cha ơi! Con tìm đâu giữa chơi vơi Cha đi về phía xanh lời cỏ hoa Cách người thước đất mà xa Rót mời cha một chén trà hư không Rưng rưng tàn thuốc quặn vòng Thương cha khói cũng nặng lòng không bay. ( Trích, trong tập thơ Viếng tặng những mùa xưa, Trương Nam Hương, NXB Thanh niên, 1999) Gợi ý: (1)Qua đoạn trích trên, tác giả đã đem đến cho người đọc những bài học có ý nghĩa vô cùng to lớn. Đó là bài học về tình phụ tử, tình cảm gia đình. (2)Từ đoạn thơ, chúng ta cần nhận thức được rằng cha mẹ đã dành cả cuộc đời để yêu thương và hi sinh cho con cái. Cha mẹ không chỉ là người sinh ra mà còn nuôi dưỡng ta khôn lớn trưởng thành. Ho sẵn sàng
hi sinh cả cuộc đời cho con. (3) Chính vì thế, chúng ta hãy trân trọng, biết ơn và yêu thương cha mẹ của mình khi còn có thể. Đừng đợi đến khi họ mất đi rồi mới ân hận khóc thương bởi khi ấy dù có khóc thương họ cũng chẳng thể trở về với chúng ta được nữa. (4)Những bài học ngày có ý nghĩa bởi nó không chỉ tác động đến nhận thức và hành động của mỗi người, giúp chúng ta có những suy nghĩ và lối sống đẹp hơn mà nó còn góp phần làm cho xã hôi ngày càng trở nên tốt đẹp. 9 Câu hỏi thông điệp - Dẫn dắt giới thiệu và nêu thông điệp chung (thông điệp về điều gì?)(1) - Nêu thông điệp thứ nhất và lí giải (2) - Nêu thông điệp thứ hai và lí giải(3) - Nêu ý nghĩa của thông điệp (4) (áp dụng dạng bài tập về bài học để diễn đạt 4 ý của bài tập này) 10 Câu hỏi về tình cảm của người đọc + Giới thiệu được đoạn thơ (1) + Đoạn thơ khơi gợi trong ta tình cảm gì?(2) + Vì sao ta lại có tình cảm như vậy?(3) Ví dụ: Cho đoạnn thơ sau: Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Çủa sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay… Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy… 

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.