PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text LT___SINH THÁI HỌC.pdf

1 PHẦN SÁU. SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƢỜNG MÔI TRƢỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI I. MÔI TRƢỜNG SỐNG CỦA SINH VẬT + Tất cả các nhân tố bao quanh sinh vật có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và các hoạt động của sinh vật. Môi trường sống của sinh vật có thể bốn loại Ví dụ ++ Môi trường nước, tôm, cá,... sống ở môi trường nước ++ Môi trường đất, Mối, giun đất sống trong đất ++ Môi trường trên cạn thực vật thân gỗ, bò, trâu,... sống ở môi trường cạn ++ Môi trường sinh vật giun đũa sống trong ruột non của người II. CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI 1. Khái niệm và phân loại - Các yếu tố của môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. - Chia thành hai loại: Nhân tố sinh thái Ví dụ Nhân tố vô sinh: [I] Nhiệt độ, ánh sáng, nước, pH, áp suất, nồng độ oxygen,... Nhân tố hữu sinh: [II] Yếu tố sinh học của môi trường, tác động đến sinh vật thông qua các mối quan hệ như hỗ trợ hoặc đối kháng. Con người là nhân tố hữu sinh đặc biệt có ảnh hưởng rất lớn đến sinh vật. 2. Quy luật tác động của các nhân tố sinh thái 2.1. Giới hạn sinh thái (G) Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà sinh vật có thể tồn tại và phát triển. + Giới hạn sinh thái phụ thuộc: Loài, tuổi, thể trạng cơ thể, chế độ dinh dưỡng,... + Giới hạn sinh thái: ++ Khoảng thuận lợi: khả năng sinh trưởng, phát triển tốt nhất ++ Khoảng chống chịu (sinh vật chết nếu ngoài giới hạn chống chịu): khả năng sinh vật có thể tồn tại được, nhưng sinh trưởng, phát triển kém. +++ Khoảng chống chịu dưới: trên giới hạn dưới và dưới khoảng thuận lợi.
2 +++ Khoảng chống chịu trên: trên khoảng thuận lợi và dưới giới hạn trên . Chú ý: Nếu loài có G càng lớn → khả năng chống chịu nhân tố sinh thái đó rộng. Nếu loài có G càng nhỏ → khả năng chống chịu nhân tố sinh thái đó hẹp. Nếu loài có G nhiều nhân tố sinh thái mà càng lớn → vùng phân bố càng rộng. Ví dụ: Cây lúa (Oryza sativa L.) thường có giới hạn sinh thái về nhiệt độ môi trường trong khoảng 12 - 38 °C, trong đó nhiệt độ thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển khoảng 25 - 32 °C Ví dụ: Thực vật quang hợp tốt ở 20 - 30°C; cây ngừng quang hợp và hô hấp ở nhiệt độ thấp hơn 0°C hoặc cao hơn 40°C.
3 Những loài có giới hạn rộng với nhiều nhân tố sinh thái thì có phạm vi phân bố rộng như chuột, ruồi, muỗi,... Những loài có giới hạn hẹp với nhiều nhân tố sinh thái thì vùng phân bố hẹp như thực vật sống dưới tán rừng, sinh vật chỉ sống ở ngoài khơi xa,... Ví dụ: Một số loài vi khuẩn lam như Anabaenopsis arnoldii và Spirulina platensis có thể sống ở môi trường có độ pH từ 9 - 11 lúa có thể sinh trưởng và phát triển trong khoảng nhiệt độ từ 15 - 42 °C 2.2. Quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái Trong cùng một thời điểm, sinh vật phải chịu sự tác động đồng thời của các nhân tố sinh thái và phản ứng đồng thời với tổ hợp tác động của các nhân tố đó. Ví dụ: Quá trình quang hợp ở thực vật chịu ảnh hưởng của các nhân tố như ánh sáng, nồng độ CO2, nước, nhiệt độ,... Ví dụ: Muốn cây trồng phát triển tốt thì phải cung cấp đủ nước và khoáng, tạo điều kiện thuận lợi về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, pH.... Nếu chỉ cần 1 nhân tố nào ảnh hưởng thì ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển Ví dụ: Nhiệt độ và ánh sáng phù hợp, trong đất có đầy đủ các chất khoáng nhưng cây sẽ không sinh trưởng và phát triển nếu thiếu nước. Ví dụ: Bón đủ lượng phân bón cho cây trồng nhưng nếu thiếu nước thì cây không hấp thụ được. Một số nhân tố khi thay đổi có thể dẫn tới sự thay đổi của các nhân tố sinh thái khác và sinh vật chịu ảnh hưởng của các thay đổi đó. Ví dụ: Lượng mây thay đổi dẫn tới sự thay đổi của cường độ ánh sáng, từ đó ảnh tới nhiệt độ, độ ẩm và tất cả những thay đổi này tác động đồng thời lên sinh vật. 2.3. Quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái Các nhân tố sinh thái tác động khác nhau đến các hoạt động sống của cơ thể, + Trong cùng một khoảng giá trị về một nhân tố sinh thái: ++ Trên 1 cơ thể có thể thuận lợi đối với quá trình này nhưng bất lợi quá trình khác. ++ Có thể thuận lợi đối cơ thể này nhưng bất lợi cho cơ thể khác + Trong chu kì sống, nhiều loài sinh vật có nhu cầu nhân tố sinh thái ở các giai đoạn là khác nhau.
4 Ví dụ: Ở cây Tidestromia oblongiíolia (một loài thực vật sống ở sa mạc), Khi nhiệt độ môi trường từ 40 - 45°C sẽ thuận lợi cho quá trình quang hợp Làm tăng tốc độ thoát hơi nước dẫn đến sự mất nước của cây. Ví dụ: Ở cây lúa nước, vào giai đoạn đẻ nhánh cần giữ nước trong ruộng ở mức 3-5 cm, sau khi lúa đẻ nhánh tối đa, phân hoá đốt thì rút bớt nước để hạn chế lúa đẻ nhánh vô hiệu. Ví dụ: Loài tôm he (Penaeus merguiensis) ở giai đoạn trưởng thành, trứng và ấu trùng mới nở thích nghi với nồng độ muối cao Ví dụ như cá hoi (Salmo solar), sinh ra và lớn lên ở vùng nước ngọt, đến khi trưởng thành chúng bơi ra vùng nước mặn để sinh sống, đến mùa sinh sản chúng quay trở về vùng nước ngọt đẻ trứng. 3. Ảnh hƣởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh vật 3.1. Sự tác động của ánh sáng đến sinh vật

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.