Nội dung text KHTN 9 - SINH HỌC - BÀI 42. NHIỄM SẮC THỂ VÀ BỘ NHIỄM SẮC THỂ - GV.docx
1 BÀI 42. NHIỄM SẮC THỂ VÀ BỘ NHIỄM SẮC THỂ I. NHIỄM SẮC THỂ 1. Khái niệm nhiễm sắc thể (NST) – NST là cấu trúc mang gene nằm trong nhân tế bào, là cơ sở vật chất chủ yếu của tính di truyền ở cấp độ tế bào của sinh vật nhân thực. – Khi nhuộm tế bào bằng thuốc nhuộm kiềm tính, người ta quan sát dưới kính hiển vi quang học thấy các thể bắt màu đậm. Các thể này được gọi là nhiễm sắc thể (chromosome). Hình. Nhiễm sắc thể ở người bình thường dưới kính hiển vi 2. Hình dạng và cấu trúc NST a) Hình dạng NST – Mỗi loài sinh vật chứa bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về số lượng, hình dạng và cấu trúc. – Hình dạng NST được quan sát ở kì giữa của quá trình phân bào, khi đó các NST ở trạng thái kép và đóng xoắn cực đại, thể hiện hình dạng đặc trưng. Ở thời điểm này, NST thường có dạng hình que, hình chữ V, hình chữ X hoặc hình hạt,...
3 – Trong nhân tế bào sinh dưỡng, các NST tồn tại thành từng cặp, mỗi cặp gồm hai chiếc giống nhau về hình dạng, kích thước và cấu trúc gọi là cặp NST tương đồng. Hình. Bộ nhiễm sắc thể của hai loài mang – Bộ NST gồm các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội, kí hiệu là 2n. – Trong các giao tử, số lượng NST giảm đi một nửa so với tế bào sinh dưỡng, gọi là bộ NST đơn bội, kí hiệu là n. Hình. Bộ nhiễm sắc thể ở người 2. Tính chất đặc trưng của bộ NST – Mỗi loài sinh vật có một bộ NST riêng, đặc trưng về số lượng, hình dạng và cấu trúc của NST. Các cá thể cùng loài đều mang bộ NST đặc trưng của loài. Ví dụ: Các giống ngô hiện nay được trồng ở nhiều quốc gia đều có bộ NST 2n = 20; nhiều giống chó nhà được nuôi ở nhiều nơi trên thế giới đều có bộ NST 2n = 78,... – Sự khác nhau về số lượng NST trong bộ NST lưỡng bội giữa các loài sinh vật không phản ánh sự khác nhau về mức độ tiến hoá (thời kì phát sinh loài) giữa chúng.