Nội dung text bài 17. Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại (Phần 1).docx
1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 17: THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI (PHẦN 1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được khái niệm tiến hoá nhỏ và quần thể là đơn vị tiến hoá nhỏ. - Trình bày được các nhân tố tiến hoá (đột biến, phiêu bạt di truyền, dòng gene, chọn lọc tự nhiên, giao phối không ngẫu nhiên). - Phát biểu được khái niệm thích nghi và trình bày được cơ chế hình thành đặc điểm thích nghi. - Giải thích được các đặc điểm thích nghi chỉ hợp lí tương đối. Lấy được ví dụ minh hoạ. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức. Lập được kế hoạch tự nghiên cứu, tìm hiểu về các nhân tố tiến hoá, quá trình hình thành đặc điểm thích nghi. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp thảo luận trong nhóm xây dựng nội dung kiến thức theo yêu cầu. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng kiến thức đã biết để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Năng lực sinh học: - Năng lực nhận thức sinh học: ○ Nêu được khái niệm tiến hoá nhỏ và quần thể là đơn vị tiến hoá nhỏ. ○ Trình bày được các nhân tố tiến hoá (đột biến, phiêu bạt di truyền, dòng gene, chọn lọc tự nhiên, giao phối không ngẫu nhiên). ○ Phát biểu được khái niệm thích nghi và trình bày được cơ chế hình thành đặc điểm thích nghi.
2 ○ Giải thích được các đặc điểm thích nghi chỉ hợp lí tương đối. Lấy được ví dụ minh hoạ. - Năng lực tìm hiểu thế giới sống: Nhận biết được đặc điểm thích nghi chỉ hợp lí tương đối. Đặc điểm thích nghi có thể có lợi trong môi trường này nhưng lại trở thành có hại trong môi trường khác. - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích quá trình hình thành quần thể thích nghi trong thực tiễn. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: tích cực học tập, tự nghiên cứu bài học, chuẩn bị nội dung bài mới. - Trách nhiệm: nghiêm túc trong học tập, rèn luyện và hoàn thành nội dung được giao. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Sinh học 12 - Cánh Diều. - Máy tính, máy chiếu. - Sơ đồ minh họa các Hình 17.1 - 17.3, các hình ảnh về các nhân tố tiến hóa và cơ chế hình thành đặc điểm thích nghi. 2. Đối với học sinh - SGK, SBT Sinh học 12 - Cánh Diều. - Nghiên cứu bài học trước giờ lên lớp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Xác định được nhiệm vụ học tập; có tâm thế sẵn sàng và mong muốn khám phá các kiến thức của bài học. b. Nội dung: GV đặt vấn đề; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề. c. Sản phẩm học tập: - Câu trả lời của HS. - Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS. d. Tổ chức thực hiện:
3 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt vấn đề: Loài bướm Biston betularia chỉ hoạt động về đêm, ban ngày đậu trên thân cây bạch dương. Năm 1848, ở Anh lần đầu tiên người ta phát hiện một con bướm đen. Từ năm 1848 đến 1900, ở nhiều vùng công nghiệp miền Nam nước Anh, có nhiều bụi than từ ống khói nhà máy phun ra bám vào thân cây, tỉ lệ bướm đen trong quần thể đã lên tới 85% và đến giữa thế kỉ XX đạt 98%. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi thực hiện nhiệm vụ sau: 1. Hãy vận dụng kiến thức đã học về quan niệm tiến hóa của Darwin để giải thích sự hóa đen của loài bướm ở khu công nghiệp nước Anh. 2. Theo em, còn tồn tại những hạn chế nào trong quan niệm tiến hóa của Darwin? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức, kĩ năng, thảo luận trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS xung phong trả lời: 1. Trong quá trình sinh sản phát sinh nhiều biến dị màu sắc, khi rừng cây bạch dương bị nhiễm bụi than đen, những con bướm đen không bị kẻ thù phát hiện, tiêu diệt nên chúng sống sót, sinh sản làm tăng số lượng cá thể. Qua thời gian quần thể bướm màu đen thay thế cho quần thể bướm trắng.
4 2. Darwin cho rằng, trong quá trình sinh sản hữu tính phát sinh nhiều biến dị cá thể là các biến dị vô hướng và di truyền được, chứng tỏ Darwin chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền, chưa xác định được nguyên nhân và cơ chế phát sinh các biến dị. - GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt đáp án. - GV dẫn dắt gợi mở cho HS: Charles Darwin đã chứng minh được vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành loài. Tuy nhiên, quan niệm của ông vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Và học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại đã kế thừa và tiếp nối những thành tựu khoa học đó để giải thích rõ hơn về các cơ chế tiến hóa hình thành nên toàn bộ sinh giới. Bài học này sẽ giúp chúng ta làm rõ được các cơ chế đó, chúng ta cùng vào - Bài 17. Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại (phần 1). B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về tiến hóa nhỏ a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm tiến hoá nhỏ và quần thể là đơn vị tiến hoá nhỏ. b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ học tập; HS đọc thông tin mục I SGK tr.97 - 98 và tìm hiểu về Tiến hóa nhỏ. c. Sản phẩm học tập: Tiến hóa nhỏ. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV sử dụng kĩ thuật Think - Pair - Share, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, tìm hiểu thông tin mục I SGK tr.97 - 98 và trả lời câu hỏi: (1) Trình bày khái quát về tiến hóa, tiến hóa nhỏ. (2) Tại sao biến đổi về tần số allele, tần số kiểu gene ở phạm vi quần thể là cơ sở của quá trình I. TIẾN HÓA NHỎ 1. Khái niệm Bảng 1. Khái quát về tiến hóa, tiến hóa nhỏ - Đính kèm dưới hoạt động 2. Quần thể là đơn vị tiến hóa nhỏ - Quần thể là đơn vị tồn tại của loài