Nội dung text 5E. KHÁM PHÁ CÁC GIÁC QUAN. HH.doc
STEAM 5 E : KHÁM PHÁ CÁC GIÁC QUAN I. Mục đích – yêu cầu * Khoa học: - Trẻ biết được trên cơ thể có 5 giác quan ( Vị giác, xúc giác,thính giác, khứu giác, thị giác) - Biết chức năng, tác dụng của các giác quan đó. * Công nghệ: Trẻ biết sử dụng 1 số dụng cụ, nguyên vật liệu để khám phá các giác quan, biết dùng máy điện thoại chụp lại các bộ phận của giác quan đó. * Kỹ thuật: * Nghệ Thuật: Trẻ biết sử dụng các kỹ năng tạo hình đã học để vẽ. * Toán học: Trẻ đếm số lượng các giác quan, sự cân đối, đối xứng của mắt, tai…. * Kĩ năng khác - Trẻ có kỹ năng quan sát nhận xét về các giác quan. - Trẻ biết gọi tên các các giác quan của cơ thể bé thông qua việc quan sát. - Rèn khả năng chú ý và ghi nhớ có chủ định ở trẻ. - Phát triển ở trẻ một số ngôn ngữ thông qua việc gọi tên các bộ phận, các giác quan: tay, chân, thị giác, thính giác… II. Chuẩn bị - Giáo án điện tử các giác quan: mắt, mũi, miệng, tai, bàn tay chân. - Một số đồ vật, thực phẩm cho trẻ khám phá bằng các giác quan: nhìn, nghe, ngửi, nếm, cầm nắm như: Băng bịt mắt, trống hoặc xắc xô, quả cam... - Nhạc bài hát Tập rửa mặt III. Tổ chức hoạt động BƯỚC THỜI GIAN Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. GẮN KẾT 7-10p - Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Mắt, miệng, tai” + Các con vừa chơi trò chơi nói về những bộ phận nào + Ngoài những bộ phận đó các con còn biết những bộ phận nào nữa? - Cho trẻ kể tên và nêu tác dụng. Bối cảnh: Sử dụng các giác quan vượt qua thử thách Trẻ chơi tc 2. KHÁM PHÁ 15-20p Thử thách 1: Thị giác ( Mắt) Tìm ra điểm khác nhau của 2 bức tranh Mỗi nhóm 2 bức tranh Nhiệm vụ của nhóm: tìm ra điểm khác biệt giữa 2 bức tranh đó Thử thách 2: Thính giác ( Tai) Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ Mỗi nhóm 1 điện thoại hoặc ipad ghi sẵn tiếng : ghita, trống, mõ, phách tre, kèn...