PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 14. HSG Sinh 9 - Tiến hoá.doc

Trang 1 CHUYÊN ĐỀ: TIẾN HOÁ A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. Giới thiệu về tiến hoá - Tiến hoá (evolution) là sự biến đổi có kế thừa trong thời gian dẫn tới sự hoàn thiện trang thái ban đầu và nảy sinh cái mới. - Phân loại tiến hóa: + Tiến hoá của các nguyên tử là tiến hoá vật lý học. + Tiến hoá các phân tử là tiến hoá hoá học. + Tiến hoá của các tổ chức sồng là tiến hoá sinh học. + Sự biến đổi của các phương thức sản xuất là tiến hoá xã hội. - Tiến hoá sinh học là quá trình thay đổi các đặc tính di truyền của quần thể sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian. II. Các hình thức chọn lọc 1. Chọn lọc nhân tạo: - Định nghĩa: Chọn lọc nhân tạo là phương pháp con người sử dụng nguyên lý tiến hoá nhằm tạo ra các giống vật nuôi, cây trồng, các chủng vi sinh vật phù hợp với nhu cầu cụ thể của con người. VD: Từ cây cải dại qua quá trình chọn lọc nhân tạo, con người giữ lại những đặc tình mong muốn và thải loại những đặc tính không mong muốn, nhân giống và dần dần trải qua quá trình chọn lọc liên tục sẽ tạo ra những giống mới: su hào, bắp cải, súp lơ… VD: Từ sói xám qua chọn lọc nhân tạo đến hiện tại có nhiều loại khác nhau như ngày nay. - Động lực: Nhu cầu nhiều mặt của con người. - Nguyên lý: Đào thải những biến dị không có lợi ( hạn chế sinh sản hoặc loại bỏ). Tích luỹ những biến dị có lợi (chọn để riêng, nhân giống) - Cơ sở khoa học: dựa trên nguyên tắc biến dị và di truyền Con người sử dụng nguyên lí tiến hóa để tạo ra các giống vật nuôi và cây trồng có những tính trạng di truyền mong muốn, thường xuất phát từ một vài dạng hoang dại ban đầu. - Vai trò: Quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng. - Kết quả: Hình thành các giống vật nuôi, cây trồng đa dạng từ 1 nguồn gốc chung, khác xa so với tổ tiên chúng  2. Chọn lọc tự nhiên:
Trang 2 - Định nghĩa: Chọn lọc tự nhiên là quá trình các cá thể thích nghi hơn với môi trường sống, có khả năng sống sót và sinh sản cao hơn, dẫn tới số lượng cá thể có đặc điểm thích nghi được di truyền trở nên phổ biến trong quần thể. - Động lực: đấu tranh sinh tồn  - Cơ sở khoa học: Biến dị - di truyền  Quá trình chọn lọc tự nhiên dẫn đến sự tiến hóa thích nghi. Các cá thể trong quần thể tự nhiên có những đặc điểm thích nghi với môi trường cao hơn sẽ sống sót và sinh sản được nhiều con hơn cho thế hệ sau. Nhờ vậy, tần số gene (allele) quy định đặc điểm thích nghi của quần thể tăng qua các thế hệ và trở nên phổ biến trong quần thể. - Vai trò: Tích luỹ những biến dị ban đầu còn nhỏ nhặt trở thành những biến dị sâu sắc trong quần thể ⭢  thúc đẩy quá trình tiến hoá của sinh giới. - Kết quả: Hình thành nên những nhóm sinh vật khác nhau và khác xa so với tổ tiên chúng theo con đường phân li tính trạng. - Bản chất: Tự phát, không do một ai điều khiển nhưng dần dần đi đến kết quả làm cho các loài ngày càng thích nghi với điều kiện sống. SỰ KHÁC NHAU GIỮA CHỌN LỌC TỰ NHIÊN VÀ CHỌN LỌC NHÂN TẠO Chọn lọc tự nhiên Chọn lọc nhân tạo 1. Thực chất - Do điều kiện tự nhiên(...) tiến hành chọn lọc - Do con người.... 2. Cơ sở Biến dị - Di truyền 3.Nội dung - Những cá thể thích nghi với môi trường sống  sẽ sống sót và khả năng sinh sản cao dẫn đến số lượng ngày càng tăng còn các cá thể kém thích nghi với môi trường sống thì ngược lại. - Là quá trình : 2mặt,// :   - Những cá thể phù hợp với nhu cầu của con người  sẽ sống sót và khả năng sinh sản cao dẫn đến số lượng ngày càng tăng còn các cá thể không phù hợp với nhu cầu của con người thì ngược lại. - Là quá trình : 2mặt,// :   4. Động lực: - Đấu tranh sinh tồn - Nhu cầu thị hiếu.... 5. Kết quả: - Hình thành đặc điểm thích nghi cho cá thể sinh vật. - CLTN nhiều hướng ⇒Phân li tính trạng → hình thành loài mới qua nhiều dạng trung gian. - Hình thành giống vật nuôi, cây trồng phù hợp với nhu cầu con người - CLNT nhiều hướng ⇒ Phân li tính trạng giải thích sự hình thành nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong cùng 1 loài đều có
Trang 3 ng/gốc từ 1 hoặc vài dạng tổ tiên ban đầu. III. Cơ chế tiến hoá 1. Quan điểm của Lamarck về cơ chế tiến hóa 1.1. Quan điểm của Lamarck - Jean Baptiste Lamarck (1744-1829) – nhà tự nhiên học người Pháp – người đầu tiên đưa ra quan điểm về tiến hóa của sinh giới vào năm 1809. - Các loài sinh vật không bất biến, chúng biến đổi từ loài này thành loài khác dưới tác dụng của ngoại cảnh. - Sinh vật luôn chủ động thích ứng với sự biến đổi chậm chạp của môi trường, chúng không ngừng vươn tới tổ chức phức tạp hơn ( khuynh hướng tiệm tiến), do đó không có loài nào bị đào thải. - Ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi làm cho các sinh vật của một loài tổ tiên ban đầu chủ động biến đổi cơ thể theo nhiều hướng khác nhau, qua nhiều thế hệ hình thành loài mới.  Kết luận: Sự biến đổi và tích lũy các đặc tính thu được do tác động của ngoại cảnh. 1.2. Nguyên nhân tiến hóa: Mỗi sinh vật đều chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường sống bằng cách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan. Cơ quan nào hoạt động nhiều thì liên tục phát triển, cơ quan nào không hoạt động thì cơ quan đó dần tiêu biến. 1.3. Cơ chế: Sự di truyền và tích lũy các đặc tính thu được trong đời cá thể qua các thế hệ. 1.4. Sự hình thành đặc điểm thích nghi: Môi trường thay đổi chậm chạp, tất cả các sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp nên không bị đào thải. 1.5. Hình thành loài mới. - Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh. - Trong tiến hóa không có loài nào bị đào thải. 1.6. Đánh giá học thuyết Lamac : * Thành công của Lamarck - Chứng minh sinh giới là sản phẩm của quá trình tiến hoá từ đơn giản đến phức tạp theo quy luật tự nhiên ( thế giới quan duy vật đầu tiên về tiến hoá) - Nêu cao vai trò của ngoại cảnh thông qua 2 định luật sử dụng cơ quan và định luật di truyền những tính trạng thu được trong đời cá thể. - Đã đề cập đến vai trò của ngoại cảnh và công nhận loài có biến đổi - Lamac là người đầu tiên xây dựng hệ thống tiến hoá của sinh giới trên cơ sở duy vật biện chứng.
Trang 4 - Đưa ra khái niệm “Tiến hóa”. Tiến hóa là sự phát triển có kế thừa lịch sử, sinh vật có biến đổi theo hướng từ đơn giản đến phức tạp dưới tác động của ngoại cảnh. - Người đầu tiên bác bỏ vai trò của thượng đế trong việc giải thích nguồn gốc các loài * Hạn chế - Trong quá trình tiến hóa, sinh vật có thể chủ động biến đổi để thích nghi với môi trường. Sinh vật chỉ biến đổi từ loài này sang loài khác. Không có loài bị đào thải. - Lamac cho rằng: mọi biến đổi do ngoại cảnh hay tập quán hoạt động đều di truyền  Thường biến có thể di truyền. Thực tế thường biến không di truyền. - Chưa hiểu được nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền các biến dị. - Chưa thành công trong việc giải thích sự hình thành loài mới, sự hình thành đặc điểm thích nghi. - Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền nên dẫn đến sai lầm khi phát biểu định luật di truyền (ĐL2) - Chưa hiểu được cơ chế tác dụng của ngoại cảnh và của CLTN. 2. Quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hóa 2.1. Quan điểm của Lamarck - Charles Darwin (1809-1882) – nhà tự nhiên học người Anh – tác phẩm nguồn gốc các loài (On the Origin of Species) - đưa ra thuyết tiến hóa công bố vào năm 1859. - Những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài là biến dị cá thể. Biến dị cá thể là vô hướng, phát sinh trong quá trình sinh sản. - Những biến dị giúp sinh vật thích nghi với môi trường sống, được tích luỹ và di truyền cho thế hệ sau, biến dị bất lợi bị CLTN đào thải. Kết quả hình thành loài mới từ loài ban đầu có khả năng thích nghi cao so với môi trường.  Kết luận: Sự tích lũy các biến dị cá thể có lợi dưới tác động của chọn lọc tự nhiên(được chọn lọc bởi môi trường) qua nhiều thế hệ, dẫn đến hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật. 2.2. Nguyên nhân tiến hóa: CLTN tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. 2.3. Cơ chế: Sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của CLTN. 2.4. Sự hình thành đặc điểm thích nghi: - Biến dị phát sinh vô hướng. - Sự thích nghi hợp lí được tạo ra thông qua sự đào thải các dạng kém thích nghi. 2.5. Sự hình thành loài mới:

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.