PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Buổi 23 - Di truyền ngoài NST - Đáp án (1).pdf


D. Trong một kiểu gen, các gene đều có mức phản ứng giống nhau. Câu 7. Đáp án B. Câu 8. 385105 Khi nói về gene ngoài nhân, phát biểu nào sau đây đúng? A. Các gene ngoài nhân luôn được phân chia đều cho các tế bào con trong phân bào. B. Gene ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở giới cái và không biểu hiện ra kiểu hình ở giới đực. C. Gene ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử. D. Gene ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ. Câu 8. Đáp án D. A sai. Vì các gene ngoài nhân nằm trong ti thể/ lục lạp, nằm trong tế bào chất. Khi phân bào, kì sau và kì cuối hình thành màng tế bào, chia tế bào thành 2 tế bào con, tế bào chất bị chia ra làm 2 phần, không đều nhau B sai. Vì gene ngoài nhân biểu hiện kiểu hình ở cả 2 giới C sai. Vì gene ngoài nhân nằm ở DNA dạng vòng trong ti thể/ lục lạp Câu 9. 385106 Khi nói về mức phản ứng, điều nào sau đây sai? A. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gene. B. Ở loài sinh sản vô tính, cá thể con có mức phản ứng khác với cá thể mẹ. C. Ở giống thuần chủng, các cá thể đều có mức phản ứng giống nhau. D. Mức phản ứng do kiểu gene quy định, không phụ thuộc môi trường. Câu 9. Đáp án B. - Tập hợp các kiểu hình khác nhau của một kiểu gene tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là mức phản ứng. Mức phản ứng do kiểu gene quy định, được di truyền và không phụ thuộc vào môi trường → A, D đúng. - Ở các giống thuần chủng các cá thể có kiểu gene giống nhau nên có mức phản ứng giống nhau → C đúng. - Ở các loài sinh sản vô tính, kiểu gene của các cá thể con giống kiểu gene của cá thể mẹ do đó các cá thể con có mức phản ứng giống cá thể mẹ → B sai. Câu 10. 385107 Vì sao kiểu hình con lai trong trường hợp di truyền ngoài NST thường chỉ giống mẹ? A. Vì con mang gene trên NST của mẹ nhiều hơn của bố. B. Vì khi thụ tinh, giao tử bố chỉ truyền một ít gene trong nhân. C. Vì hợp tử chỉ chứa gene ngoài NST (ti thể, lục lạp) của mẹ. D. Vì trứng có kích thước lớn nên chứa gene trong nhân nhiều hơn. Câu 10. Đáp án C. Kiểu hình con lai trong trường hợp di truyền ngoài nhiễm sắc thế thường chỉ giống mẹ vì hợp tử có gene ngoài NST của mẹ nhiều hơn. Câu 11. 385108 Ví dụ nào sau đây phản ánh sự mềm dẻo kiểu hình là đúng?
A. Người bị bệnh bạch tạng kết hôn với người bình thường thì sinh con có thể bị bệnh hoặc không. B. Người bị hội chứng AIDS thì thường bị ung thư, tiêu chảy, lao, viêm phổi,... C. Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gene nhưng màu hoa biểu hiện tùy thuộc độ pH của môi trường đất. D. Ở người, kiểu gene AA quy định hói đầu, kiểu gene aa quy định có tóc bình thường, kiểu gene Aa quy định hói đầu ở nam và không hói đầu ở nữ. Câu 11. Đáp án C. Mềm dẻo kiểu hình: Hiện tượng một kiểu gene có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau. Câu 12. 385109 Ở dê, gene A nằm trên NST thường quy định có râu, gene a quy định không râu, kiểu gene Aa biểu hiện có râu ở dê đực và không râu ở dê cái. Phép lai nào sau đây cho sinh ra con đực và con cái không râu? A. AA × aa. B. Aa × Aa. C. AA × AA. D. AA × Aa. Câu 12. Đáp án B. Con đực không râu có kiểu gene aa; con cái không râu có kiểu gene Aa và aa. Phép lai: Aa × Aa → 1AA : 2Aa : 1aa. Câu 13. 385110 Năm 1909, Coren (Correns) đã tiến hành phép lai thuận nghịch trên cây hoa phấn (Mirabilis jalapa) và thu được kết quả như sau: Phép lai thuận Phép lai nghịch P: ♀ Cây hoa đỏ × ♂ Cây hoa trắng P: ♀ Cây hoa trắng × ♂ Cây hoa đỏ F1: 100% số cây hoa đỏ F1: 100% số cây hoa trắng Nếu lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai nghịch thụ phấn cho cây F1 ở phép lai thuận thì theo lí thuyết, thu được F2 gồm A. 100% số cây hoa đỏ. B. 75% số cây hoa đỏ : 25% số cây hoa trắng. C. 50% số cây hoa đỏ : 50% số cây hoa trắng.D. 100% số cây hoa trắng. Câu 13. Đáp án A. Tính trạng này do gene nằm ngoài nhân quy định nên di truyền theo dòng mẹ. Nếu cho hạt phấn của cây hoa trắng thụ phấn cho cây hoa đỏ. → đời F2 sẽ có kiểu hình 100% hoa đỏ. Câu 14. 385111 Một bệnh hiếm gặp ở người do gene trên DNA ti thể quy định. Một người mẹ bị bệnh sinh được một người con không bị bệnh. Biết rằng không có đột biến mới phát sinh. Khi nói về nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng trên, phát biểu sau nào sau đây đúng? A. Con đã được nhận gene bình thường từ bố. B. Gene trong ti thể không được phân li đồng đều về các tế bào con. C. Gene trong ti thể không có allele tương ứng nên dễ biểu hiện ở đời con. D. Gene trong ti thể chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện môi trường. Câu 14. Đáp án B.
Gene ti thể là gene nằm trong tế bào chất, trong quá trình phân chia tế bào các gene tế bào chất không phân li đồng đều về các tế bào con như các gene trong nhân. Ở người mẹ bị bệnh nhưng sinh ra con không bị bệnh là do trong quá trình phân chia tế bào tạo trứng thì trứng (để tạo ra người con không bị bệnh ) không chứa các allele bị bệnh → người con đó không bị bệnh. Câu 15. 385112 Trong một tế bào thực vật, xét 4 gene A, B, D, E. Trong đó, gene A và gene B nằm trên nhiễm sắc thể, gene D nằm ở ti thể, gene E nằm ở lục lạp. Khi nói về số lần nhân đôi của các gene này, phát biểu nào sau đây đúng? A. Nếu gene A nhân đôi 10 lần thì gene B cũng nhân đôi 10 lần. B. Nếu gene B nhân đôi 4 lần thì gene D cũng nhân đôi 4 lần. C. Nếu gene D nhân đôi 5 lần thì gene E cũng nhân đôi 5 lần. D. Nếu gene E nhân đôi 1 lần thì gene A cũng nhân đôi 1 lần. Câu 15. Đáp án A. Vì các gene trong nhân tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau. Các gene trong tế bào chất (ở ti thể, lục lạp) có số lần nhân đôi khác nhau và khác với số lần nhân đôi của gene trong nhân. Câu 16. 385113 Màu sắc của hoa loa kèn do gene nằm ở trong tế bào chất quy định, trong đó hoa vàng trội so với hoa xanh. Lấy hạt phấn của cây hoa màu vàng thụ phấn cho cây hoa màu xanh được F1. Cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu hình ở đời F2 là A. 100% cây cho hoa màu vàng. B. 100% cây cho hoa màu xanh. C. 75% cây hoa vàng; 25% cây hoa xanh. D. trên mỗi cây đều có cả hoa vàng và hoa xanh. Câu 16. Đáp án B. Màu hoa do gene nằm ở tế bào chất quy định cho nên khi lấy hạt phấn của cây (♂) hoa vàng thụ phấn cho cây (♀) hoa xanh thì F1 đồng loạt xanh. Vì F1 đồng loạt hoa xanh nên cơ thể cái F1 có hoa xanh do đó đời F2 có 100% số cây đều có hoa xanh. Câu 17. 385114 Ở cá diếc, tiến hành các phép lai sau đây: ♀ không râu × ♂ có râu → F1 có 100% không râu ♀ có râu × ♂ không râu → F1 có 100% có râu. Cho rằng số lượng con F1 và tỷ lệ đực cái tạo ra là 1:1, nếu cho tất cả các con F1 ở 2 phép lai ngẫu phối với nhau thì tỷ lệ đời F2 sẽ thu được tỷ lệ là A. 50% không râu: 50% có râu. B. 75% có râu: 25% không râu. C. 75% không râu: 25% có râu. D. 100% không râu. Câu 17. Đáp án A. Ở cá diếc, tiến hành các phép lai sau đây: ♀ không râu x ♂ có râu → F1 100% không râu. ♀ có râu x ♂ không râu → F1 100% có râu.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.