Nội dung text 265.5 - TVTT0002547 - Quy Định Về Thủ Tục Hôn Phối - Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - Giáo Phận Vĩnh Long.pdf
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HÔN PHỐI ÁP DỤNG CHO TOÀN GIÁO HỘI TẠI VIỆT NAM Trung tâm Mục vụ Giáo phận Vĩnh Long, ngày 17 tháng 04 năm 2024
2 Quy Định Về Thủ Tục Hôn Phối HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HÔN PHỐI ÁP DỤNG CHO TOÀN GIÁO HỘI TẠI VIỆT NAM Để giúp các mục tử và các đôi bạn chu toàn thủ tục hôn phối theo giáo luật và phù hợp với thực tế, trong Hội nghị kỳ 1/2024 tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Vĩnh Long, Hội đồng Giám mục Việt Nam ban hành quy định về thủ tục hôn phối áp dụng cho toàn Giáo Hội tại Việt Nam: I. Năng quyền chứng hôn và ủy quyền chứng hôn Điều 1 Đấng Bản quyền địa phương và cha sở, do chức vụ, có năng quyền chứng hôn thành sự trong giới hạn địa hạt của mình. Muốn chứng hôn ngoài địa hạt của mình, cần phải được sự ủy quyền của cha sở nơi mà đôi bạn có ý định xin cử hành. Điều 2 Việc uỷ nhiệm năng quyền chứng hôn, để hữu hiệu, phải được minh nhiên ban cho những người nhất định. Nếu là uỷ quyền riêng biệt, thì phải xác định rõ đôi hôn nhân nào; còn nếu là uỷ quyền tổng quát, thì phải ban bằng văn bản mới hiệu lực.
3 Quy Định Về Thủ Tục Hôn Phối II. Quyền chứng hôn và nhiệm vụ chứng hôn của cha sở Điều 3 Để cha sở chứng hôn hợp luật, phải có ít là một trong đôi bạn đã cư ngụ trong giáo xứ của mình được một tháng. Nếu không, cha sở phải xin phép Đấng Bản quyền riêng hoặc cha sở riêng của một trong đôi bạn. Trong trường hợp này, Đấng Bản quyền riêng hoặc cha sở riêng chỉ “cho phép” chứ không “ủy quyền”. Điều 4 Khi một trong đôi bạn xin được kết hôn trong giáo xứ mà người ấy có cư sở hay thường trú, cha sở buộc phải chứng hôn cho họ, không được từ chối, vì chứng hôn là một trong những nhiệm vụ được ủy thác đặc biệt cho cha sở. Khi một người xin kết hôn trong giáo xứ nơi họ không có cư sở, chỉ có bán cư sở hoặc chỉ mới cư ngụ được một tháng, cha sở nên chấp nhận chứng hôn cho họ. Để chứng hôn cho người không có cư sở hay bán cư sở ở bất cứ nơi nào, cần phải có phép của Đấng Bản quyền địa phương nơi cử hành kết hôn. Điều 5 Cư sở hay bán cư sở của giáo dân không tùy thuộc vào sự đăng ký - nhập vào một giáo xứ, nhưng tùy thuộc “ý định” hoặc “thời gian” cư ngụ của họ. Việc không đăng ký vào giáo xứ hoặc việc vắng mặt quá lâu khỏi giáo xứ không phải là lý do để cha sở phủ nhận việc thủ đắc cư sở hoặc từ chối nghĩa vụ chứng hôn.
4 Quy Định Về Thủ Tục Hôn Phối III. Nhiệm vụ thiết lập hồ sơ, điều tra, rao báo Điều 6 Cha sở nơi cử hành chứng hôn có nhiệm vụ thiết lập hồ sơ và điều tra hôn phối. Trong trường hợp bất khả kháng, cha sở có thể nhờ một linh mục có khả năng thực hiện giúp, có thể là cha sở của bên nam hoặc bên nữ, hoặc nơi mà một trong đôi bạn đã cư ngụ được một tháng. Điều 7 Khi cả đôi bạn đều có cư sở ở nước ngoài nhưng muốn kết hôn tại Việt Nam, cha sở tại Việt Nam có thể áp dụng như sau: - Hoặc cha chấp nhận đảm nhận chứng hôn cho họ và chu toàn tất cả các quy định về thủ tục hôn phối. - Hoặc cha yêu cầu họ xin một cha sở của một bên ở nước ngoài đảm nhận chu toàn các quy định về thủ tục hôn phối, và gửi lại cho cha giấy xác nhận là không có gì cản trở (nihil obstat) cho việc kết hôn thành sự và hợp luật. IV. Giới thiệu kết hôn Điều 8 Khi tín hữu thuộc giáo xứ mình cử hành kết hôn ở một giáo xứ khác, cha sở có nghĩa vụ cấp giấy giới thiệu, trong đó chỉ ra những nơi mà người đó đã cư ngụ, và cấp chứng thư Rửa tội và Thêm sức. Nếu không thể tìm thấy trong sổ hoặc có được chứng thư Rửa tội hay Thêm sức, cha sở có thể chứng nhận dựa theo lời tuyên bố của một nhân chứng đáng tin cậy hay lời thề của chính người