Gmail:
[email protected] PHÒNG GD& ĐT TRƯỜNG THCS ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn thi: Ngữ văn Ngày thi: Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi này có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Một con tằm phải trải qua đau đớn để tự chui ra khỏi cái kén và trưởng thành con bướm biết bay. Một hạt giống nằm sâu trong lòng đất để nảy mầm phải tự vươn thẳng lên xuyên qua tầng đất dày và trở thành cây cứng cáp. Con tằm nào được người ta cắt vỏ kén chui ra mãi mãi bò quẩn quanh cái kén mà không bao giờ thành loài bướm biết bay. Hạt giống nằm trên mặt đất dễ dàng nảy mầm nhưng sẽ bị bật gốc khi gặp cơn giông tố. Con người không thể chọn cho mình nơi sinh ra, nhưng có thể tự chọn cho mình một cách sống; rèn luyện cho mình khả năng chịu đựng và bản lĩnh ý chí qua thử thách, khó khăn, bất hạnh và cả thất bại. Thất bại, bất hạnh có thể là điều tuyệt vọng với người này nhưng có thể là may mắn với người khác- tùy vào cách chúng ta đón nhận bằng cách dũng cảm vượt qua hay tự thương thân trách phận mà gục ngã. ( Dẫn theo “Hạt giống tâm hồn” – Tập 1, Phần I) Lựa chọn đáp án đúng từ câu 1 đến câu 6: (3,0 điểm) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Thuyết minh Câu 2. Theo tác giả, để trở thành “con bướm biết bay” con tằm phải trải qua những thử thách gì? A. Con tằm phải trải qua đau đớn để tự chui ra khỏi cái kén. B. Con tằm phải cuộn tròn trong kén của mình. C. Con tằm phải nhờ người lôi ra. D. Con tằm phải xuyên thủng cái kén. Câu 3. Câu “Hạt giống nằm trên mặt đất dễ dàng nảy mầm nhưng sẽ bị bật gốc khi gặp cơn giông tố”sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Hoán dụ B. Điệp ngữ C. Ẩn dụ D. Câu hỏi tu từ. Câu 4. Theo văn bản “ Con người không thể chọn cho mình nơi sinh ra, nhưng có thể tự chọn cho mình” điều gì? A. Một cái nhìn đúng đắn. C. Một cách sống B. Một kết thúc tốt đẹp D. Một lối sống Câu 5. Câu “Một con tằm phải trải qua đau đớn để tự chui ra khỏi cái kén và trưởng thành con bướm biết bay” là kiểu câu nào? A. Câu nghi vấn C. Câu cảm thán B. Câu trần thuật D. Câu cầu khiến Câu 6. Nhận định “ Thất bại có thể là điều tuyệt vọng với người này nhưng có thể may mắn với người khác - tùy vào cách chúng ta đón nhận bằng cách dũng cảm vượt qua hay tự thương thân trách phận mà gục ngã”?”gửi đến chúng ta bài học gì? A. Cách ứng xử của mỗi người trước những điều may mắn.
B. Cách ứng xử của mỗi người trước khó khăn, thử thách. C. Cách ứng xử của mỗi người trước hào quang của thành công. D. Cách ứng xử của mỗi người trước những cơ hội lớn của cuộc đời. * Thực hiện yêu cầu: Câu 7. (1,5 điểm) Phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong câu văn: “Hạt giống nằm trên mặt đất dễ dàng nảy mầm nhưng sẽ bị bật gốc khi gặp cơn giông tố”? Câu 8. (1,5 điểm) Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu rõ lý do chọn thông điệp. II. LÀM VĂN (14,0 điểm) Câu 1. (6,0 điểm) Từ nội dung trích phần Đọc hiểu, em hãy viết 1 bài văn nghị luận khoảng 02 trang giấy thi bàn về cách đối diện với thử thách của bản thân để thành công. Câu 2. (8,0 điểm) M.Gorơki cho rằng: “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bài thơ “ Khát vọng” của Bùi Minh Tuấn đã “làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý” như thế nào? Khát vọng (Bùi Minh Tuấn) Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư * Chú thích: - Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn quê gốc ở vùng đất cách mạng huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.Tên tuổi của ông đã trở nên gần gũi, thân quen với người yêu nhạc. Có những bản nhạc đã ghi sâu vào lòng người như “Bài ca không quên” “Đất nước”, “Dấu chân phía trước”… Nhạc của ông không kỳ bí, không cao siêu, khó hiểu mà rất gần gũi, dễ hát. Ông thường dùng thơ để phổ nhạc, nên lời nhạc ngắn gọn nhưng súc tích, len lỏi sâu vào tâm hồn người nghe. Cuộc sống là nguồn cảm hứng vô tận trong ông, tình yêu quê hương, đất nước là đề tài quen thuộc với ông. - Được sáng tác từ mùa xuân năm 1985, phổ nhạc từ ý bài thơ “ Nhờ Đảng, tôi biết được” của Đặng Viết Lợi, ca khúc “Khát vọng” vẫn luôn giữ được sự tươi mới, hừng hực khí thế và đầy tính thời sự. Ca khúc đã đi vào lòng người nghe mấy chục năm qua khiến lòng ta xốn xang, xao xuyến.
……………………Hết……………………… Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ………………………………….; Số báo danh: …………..... Chữ kí của cán bộ coi thi 1: …………; Chữ kí của cán bộ coi thi 2: …………… PHÒNG GD&ĐT TRƯỜNG THCS ĐỀ THI CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2023-2024 Môn thi: Ngữ văn (Hướng dẫn này có 06 trang) Câu Nội dung Điểm I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 C A C C B B (Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm) 3,0 Câu 7 - Biện pháp tu từ: Ẩn dụ + Hạt giống trên mặt đất: Con người với điều kiện thuận lợi sẵn có . + Bật gốc khi gặp giông tố: Gục ngã trước khó khăn thử thách. - Tác dụng: + Biện pháp ẩn dụ giúp cho cách diễn đạt giàu hình ảnh, giàu sức gợi. + Biện pháp tu từ ẩn dụ nhằm nhấn mạnh con người nếu gặp hoàn cảnh quá thuận lợi, dễ dàng, bằng phẳng thường gục ngã trước khó khăn thử thách; nếu không chịu trải qua những gian khổ, luyện rèn thì khó có thể đạt được những thành tựu trong cuộc sống. Bởi thế cần luôn chuẩn bị cho mình tâm thế sẵn sàng đương đầu với khó khăn thách thức. Hướng dẫn chấm: xác định đúng biện pháp tu từ: 0,5 điểm; nêu đúng đủ tác dụng:1,0 điểm (có thể trình bày theo những cách khác nhau song cần hợp lý, thuyết phục). 0,5 1,0 Câu 8 Đây là câu hỏi mở, cho phép học sinh tự chọn lựa thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân. Câu trả lời của học sinh cần đạt các yêu cầu: - Thông điệp được gợi ra từ đoạn trích, có ý nghĩa tích cực, tốt đẹp đối với nhận thức, quan niệm, lối sống của thí sinh nói riêng và mỗi người nói chung. - Lí giải lí do lựa chọn và ý nghĩa của thông điệp một cách ngắn gọn, thuyết phục. Hướng dẫn chấm: Nêu rõ thông điệp: 0,5 điểm. Lý giải thuyết phục: 1,0 điểm (có thể trình bày theo những cách khác nhau song cần hợp lí và không vi phạm những chuẩn mực đạo đức xã hội). * Lưu ý: Giám khảo chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh biết trình bày câu trả lời bằng hình thức đoạn văn, nếu không: trừ 0,25 điểm. 1,5 II. LÀM VĂN (14,0 điểm) Câu 1 Từ nội dung trích phần Đọc hiểu, em hãy viết 1 bài văn nghị luận khoảng 02 trang giấy thi bàn về cách đối diện với thử thách của bản thân để thành công. 6,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài giới thiệu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề. 0,5 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Cách đối diện với thử thách của bản thân để thành công. 0,5 c. Triển khai vấn đề nghị luận Triển khai hợp lí nội dung bài văn; cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp
chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Có thể theo hướng: * Giải thích - Thử thách” là những tình huống, việc làm khó khăn, gian khổ, đòi hỏi con người có nghị lực, ý chí, khả năng mới có thể vượt qua. Những thử thách ấy có khi là từ khách quan mang lại, có khi là từ chính bản thân của mỗi người như nỗi sợ hãi, sự lo lắng, hay là những thói xấu, những suy nghĩ tiêu cực tồn tại ngay trong chính chúng ta. - Thành công là đạt được kết quả, tốt đẹp như mình mong muốn. (Đáp ứng được 02 yêu cầu: 0,5 điểm. Đáp ứng được 01 yêu cầu: 0,25 điểm) 0,5 * Phân tích, bàn luận - Biểu hiện: nỗ lực bằng ý chí của bản thân, thay đổi suy nghĩ về mục tiêu, biết rút kinh nghiệm từ những bài học thất bại, mạnh mẽ thách thức những tiếng nói tiêu cực từ nội tâm, đối mặt và bắt tay vào hành động. Và quan trọng hơn hết là không gục ngã trước thử thách và tìm ra cách giải quyết mọi vấn đề của chính mình 0,25 - Thử thách có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển bản thân của mỗi người. Quyết định đến mọi thành công của mỗi cá nhân và mang đến các cơ hội mới. Khó khăn, thử thách chính là môi trường rèn luyện, tôi luyện ý chí con người. - Để thành công, cần đối diện với thử thách: + Can đảm, luôn suy nghĩ tích cực, bình tĩnh đối mặt với tất cả các loại khó khăn, thử thách bởi không có hoàn cảnh khó khăn nào mà không vượt qua được. + Cố gắng học hỏi, làm việc chăm chỉ, sẵn sàng chịu đựng gian khổ, để có được những thành quả của thành công. – Sẵn sàng để chấp nhận thay đổi, không né tránh, dũng cảm đối diện với chính thử thách – sự hèn nhát, thói ích kỉ, sự đố kị, lòng tham trong chính con người mình để vươn lên. Cần lấy dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận: 0,5 điểm. Đáp ứng được 05 yêu cầu trên trở lên: 1,5 điểm. Đáp ứng được 3 đến 4 yêu cầu: 1,0 điểm; đáp ứng được 02 yêu cầu 0,5 điểm 2,0 * Đánh giá, mở rộng - Để vượt qua thử thách ở ngay trong bản thân mình, mỗi người cần bắt đầu bằng – Không dễ dãi thỏa hiệp với thói xấu; đấu tranh với chính mình để loại trừ những thói xấu; lắng nghe góp ý, phê bình thẳng thắn từ người khác để khắc phục nhược điểm… - Phê phán: Lối sống thiếu nghị lực, bản lĩnh, dựa dẫm… (Đáp ứng được 02 yêu cầu: 0,5 điểm. Đáp ứng được 01 yêu cầu: 0,25 điểm) 0,5 * Bài học về nhận thức: - Hãy học cách rèn luyện bản thân mình, không ngừng cố gắng vươn lên, luôn chủ động, đối mặt với khó khăn bằng thái độ tích cực, luôn tin tưởng bản thân, mạnh dạn lắng nghe lời phê bình, góp ý từ người khác. Dẹp bỏ cái tôi hẹp hòi là cách ta tự hoàn thiện mình. Hãy tự tin vào chính mình để chiến thắng những thử thách bên trong mình, sẵn sàng dấn thân. - Mỗi người luôn đối diện với thử thách của bản thân để thành công từ những việc nhỏ nhất. - Học sinh học tập tốt, tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, phẩm chất... (Đáp ứng được 03 yêu cầu trở lên: 0,75 điểm. Đáp ứng được 02 yêu cầu: 0,5 điểm) 0,75 d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo đúng chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Nếu bài làm có 04 lỗi trở lên: trừ 0,5. 0,5 e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,5