PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CẢM NHẬN HẠNH PHÚC VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG Nhóm 6- ST7.pdf

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC Tổng quan các nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc:  Hạnh phúc là 1 phạm trù tinh thần nền tảng giúp con người hình thành mục tiêu, thái độ sống, định hướng cho việc xây dựng các khái niệm thiện ác, phẩm giá và hàng loạt các khái niệm nhân bản khác.  Martin Seligman là người sáng lập lĩnh vực nghiên cứu Tâm lý học tích cực cùng với một số nhà tâm lý hàng đầu ở Mỹ tại thành phố Akumal (Mexico) được gọi là Khoa học về hạnh phúc.  Kế thừa từ Abraham Maslow và Carl Rogers nghiên cứu của Diener và Csikszentmihalyi, Seligman đã phát triển và sáng tạo quan điểm cảm thụ lạc quan dựa trên FLOW của Csikszentmihalyi .Seligman có đưa ra ba loại hạnh phúc chính: Hạnh phúc từ sự vui thích, hạnh phúc từ sự đam mê, hạnh phúc từ mục đích sống. Các quan điểm về cảm nhận hạnh phúc trên thế giới:  Khái niệm “cảm nhận hạnh phúc”  Theo Diener, 3 thành phần của cảm nhận hạnh phúc là những cảm xúc tích cực, những cảm xúc tiêu cực và sự hài lòng của cuộc sống.  Về khái niệm mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về cảm nhận hạnh phúc, những các tác giả đều thống nhất ở một điểm, đó là Con người cảm thấy hạnh phúc khi họ cảm thấy yêu thích cuộc sống của chính họ. Hai cách hiểu Hạnh phúc hưởng thụ Hạnh phúc chân thực- đích thực Tổng quan - Là trạng thái hạnh phúc được thông qua việc trải nghiệm những cảm giác thú vị và sự hài lòng - Mục tiêu cuối cùng của cuộc sống là trải nghiệm niềm vui tối đa. - Là trạng thái hạnh phúc tập trung vào tìm kiếm ý nghĩa và mục đích có giá trị trong cuộc sống. - Nhấn mạnh về việc theo đuổi các giá trị chân thực, thực hiện mục tiêu lâu dài và sống theo nguyên tắc đạo đức.
Hạn chế - Có thể dẫn đến “vòng xoáy khoái lạc” (hedonic treadmill). - Sự giảm dần của cảm xúc tích cực - Mang tính tức thời, khó duy trì thỏa mãn lâu dài. - Hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu tinh thần và ý nghĩa - Đòi hỏi nỗ lực lâu dài và không dễ dàng đạt được - Khó đo lường và định lượng - Có thể tạo ra mâu thuẫn nội tâm. - Không phải lúc nào cũng phù hợp với mọi cá nhân hoặc văn hóa. - Rủi ro “vòng xoáy” khi không đạt được mục tiêu đề ra
 Biện pháp nâng cao “Cảm nhận hạnh phúc”  Liệu pháp hành vi xúc cảm hợp lí (Rational Emotive Behavioral Therapy) của Ellis (1962): Là một dạng liệu pháp nhận thức – hành vi, sử dụng mô hình A (Activiting) - B (Beliefs) – C (Consequences). REBT là phương pháp nhằm giúp nhận diện, thách thức và thay đổi những suy nghĩ phi lí gây ra cảm xúc tiêu cực, qua đó cải thiện chất lượng cuộc sống và tạo ra một thái độ sống tích cực hơn.  Trị liệu Nhận thức hành vi của Beck (1979) - là một liệu pháp tâm lý ngắn hạn, có cấu trúc và hướng mục tiêu nhằm giúp nhận diện và thay đổi suy nghĩ tự động tiêu cực, lỗi nhận thức (cognitive distortions) và niềm tin không lành mạnh hình thành nên cảm xúc và hành vi tiêu cực. Các quan điểm chính trong phương pháp Beck: : Nhận diện các lỗi nhận thức, cấu trúc lại suy nghĩ, thử nghiệm hành vi, bài tập về nhà và tính tự chủ. Phương pháp được chứng minh có hiệu quả trong điều trị rối loạn tâm lý như trầm cảm, lo âu rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) và các vấn đề liên quan đến stress.  Lý thuyết của Csikszentmihaly (1990): o Là trạng thái tâm lý tối ưu khi con người hoàn toàn tập trung vào hoat động đang thực hiện, mất cảm giác về thời gian và cảm nhận được niềm vui hứng khởi cũng như sự thỏa mãn sâu sắc. o Mức độ thách thức của công việc tương xứng với kỹ năng cho phép họ rơi vào một trạng thái “đồng điệu” với hoạt động => tăng cường hiệu suất và sáng tạo. o Những yếu tố then chốt để đạt được trạng thái chảy (FLOW) bao gồm: mục tiêu rõ ràng, phản hồi ngay lập tức, tập trung cao độ và sự cân bằng giữa thách thức và kỹ năng. o Hạnh phúc này không phải là mục đích tự thân mà là sản phẩm của hoạt động sáng tạo nhằm giúp con người cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua việc tối ưu hóa trải nghiệm cá nhân.  Liệu pháp chất lượng cuộc sống (Quality of life therapy QOLT) của Frish (2006) - là một phương pháp can thiệp toàn diện dựa trên tâm lý học tích
cực và trị liệu nhận thức bằng cách đánh giá và cải thiện các lĩnh vực quan trọng bao gồm: sức khỏe và thể chất, mối quan hệ, công việc và sự nghiệp, giá trị cá nhân và tinh thần. Các công trình nghiên cứu ở trong nước:  Những nghiên cứu khoa học về chủ đề hạnh phúc chưa thật sự nhận được sự quan tâm thích đáng từ cộng đồng học thuật. Ở Việt Nam ghi nhận 2 xu hướng nghiên cứu:  Nghiên cứu về hạnh phúc dựa trên các chiêm nghiệm cá nhân ít nhiều mang tính tư biện : Các nghiên cứu mang tính định tính, được phân tích trên nội dung của các bài tự sự và phỏng vấn sâu.  Nghiên cứu về hạnh phúc thông qua khảo sát thực trạng: Các nghiên cứu mang tính định lượng. 1. Các lý thuyết về cảm nhận hạnh phúc:  Lý thuyết về mục tiêu (Telic theory):  Cá nhân cảm thấy hạnh phúc khi đạt tới một mục tiêu nhất định.  Con người không ngừng tìm kiếm những mục tiêu cụ thể và sẽ hạnh phúc khi đạt được mục tiêu ( Emmons 1986, Michalos 1980)  Lý thuyết từ trên xuống và từ dưới lên  Lý thuyết từ dưới lên ( yếu tố khách quan ): Lý thuyết hoàn cảnh sống cho rằng khoảng khắc tích cực và tiêu cực làm nên cuộc sống được tổng kết tạo nên nhận thức về cảm nhận hạnh phúc chủ quan.  Lý thuyết từ trên xuống ( yếu tố chủ quan ) : Là lý thuyết thuộc tính định sẵn – khẳng định con người có xu hướng bẩm sinh để trải nghiệm thế giới ảnh hưởng đến các tương tác con người với thế giới.  Không thể nhìn nhận hai lý thuyết này một cách biệt lập, loại trừ nhau mà chúng là sự bổ sung cho nhau.  Lý thuyết tiến hóa (evolutionary theory):  Những cảm giác dễ chịu và hạnh phúc là sản phẩm nhằm giúp con người tồn tại. Các cảm xúc tích cực cho phép cá nhân mở rộng khả năng suy nghĩ

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.