Nội dung text Bài 7. Hiệu ứng quang điện và năng lượng của photon.docx
Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… CHUYÊN ĐỀ 3: VẬT LÍ LƯỢNG TỬ BÀI 7: HIỆU ỨNG QUANG ĐIỆN VÀ NĂNG LƯỢNG CỦA PHOTON Thời gian thực hiện: 5 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Mô tả thí nghiệm Hertz về hiệu ứng quang điện. - Nêu được tính lượng tử của bức xạ điện từ, năng lượng photon : - Nêu được năng lượng của các bức xạ điện từ cơ bản trong thang sóng điện từ. - Phát biểu các định luật quang điện: ý nghĩa, giải thích, phương trình Einstein. - Nêu được lưỡng tính sóng hạt của bức xạ điện từ. - Mô tả thí nghiệm thực hành khảo sát dòng quang điện. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng trong báo cáo sản phẩm nhóm. - Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực, chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực vật lí: - Nhận thức vật lí: + Nêu được tính lượng tử của bức xạ điện từ, năng lượng photon. + Nêu được hiệu ứng quang điện là bằng chứng cho tính chất hạt của bức xạ điện từ, giao thoa và nhiễu xạ là bằng chứng cho tính chất sóng của bức xạ điện từ.
+ Mô tả được khái niệm giới hạn quang điện, công thoát. + Giải thích được hiệu ứng quang điện dựa trên năng lượng photon và công thoát. + Giải thích được: động năng ban đầu cực đại của quang điện tử không phụ thuộc cường độ chùm sáng, cường độ dòng quang điện bão hoà tỉ lệ với cường độ chùm sáng chiếu vào. + Ước lượng được năng lượng của các bức xạ điện từ cơ bản trong thang sóng điện từ. - Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ vật lí: Thảo luận để thiết kế phương án và thực hiện phương án, khảo sát được dòng quang điện bằng dụng cụ thực hành. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: + Vận dụng được công thức tính năng lượng photon, + Vận dụng được phương trình Einstein để giải thích các định luật quang điện. 3. Phẩm chất - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập vật lí. - Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Đối với giáo viên: - SCĐ, SGV Chuyên đề học tập Vật lí 12, Kế hoạch bài dạy. - Máy chiếu, máy tính (nếu có). - Hình ảnh liên quan đến nội dung bài học. 2. Đối với học sinh: - SCĐ Chuyên đề học tập Vật lí 12. - Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế vòa bài học mới. HS có nhu cầu tìm hiểu về hiệu ứng quang điện. b. Nội dung: GV cho HS thảo luận về nội dung mở đầu trong SCĐ, từ đó định hướng HS vào nội dung của bài học. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đến cuối thế kỉ XIX, ánh sáng vẫn được xem có bản chất sóng (sóng điện từ). Tuy nhiên, lí thuyết sóng ánh sáng không thể giải thích được một số khám phá sau đó như hiệu ứng quang điện. Hiệu ứng này, cùng một số hiệu ứng khác mà ánh sáng gây ra, chỉ có thể giải thích thoả đáng với quan niệm ánh sáng có tính chất hạt. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và ghi nhận ý kiến của HS. - GV tổng hợp lại các ý kiến của HS và dẫn dắt HS: Chuyên đề này, ta sẽ tìm hiểu về vật lí lượng tử. Bài học hôm nay ta cùng tìm hiểu hiệu ứng quang điện và năng lượng của photon. Bài 7: Hiệu ứng quang điện và năng lượng của photon. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tìm hiểu về hiệu ứng quang điện a. Mục tiêu: HS nêu được nội dung và kết quả của thí nghiệm Hertz về hiệu ứng quang điện.
- HS thiết kế được phương án và thực hiện phương án, khảo sát được dòng quang điện bằng dụng cụ thực hành. Từ đó vẽ đường đặc trưng vôn – ampe của tế bào quang điện. - HS nêu được các định luật quang điện. b. Nội dung: HS nghiên cứu SCĐ, suy nghĩ trả lời các câu hỏi định hướng của GV, thực hiện các nhiệm vụ được giao để tìm hiểu nội dung bài học. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. HS nêu được thí nghiệm Hertz, phương án và thực hiện phương án, khảo sát được dòng quang điện, nêu được định luật quang điện. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu thí nghiệm Hertz về hiệu ứng quang điện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc SCĐ, có thể cho HS quan sát video về sự tìm thấy hiệu ứng quang điện khi thực hiện thí nghiệm Hertz link video - HS trả lời câu hỏi Thảo luận (SCĐ.43) 1. Dự đoán hiện tượng xảy ra nếu trong thí nghiệm của Hertz ở Hình 7.1, ta thay đèn hồ quang bằng nguồn phát ánh sáng nhìn thấy. 2. Dự đoán hiện tượng xảy ra khi chiếu tia tử ngoại vào bản kẽm tích điện dương trong thí nghiệm của Hertz ở 1. HIỆU ỨNG QUANG ĐIỆN 1.1. Thí nghiệm Hertz về hiệu ứng quang điện