Nội dung text Chủ đề 1 LÀM QUEN VỚI VẬT LÍ.docx
Đối tượng nghiên cứu: Vật lí là môn khoa học nghiên cứu tập trung vào: + Các dạng vận động của vật chất (chất, trường): Vật chất: các chất, các vật thể xung quanh chúng ta, trong cuộc sống. Ví dụ: Một quả bóng bị đá bay đi, một chiếc ô tô, một con chim đang bay,… + Các dạng năng lượng: Năng lượng: cơ năng, quang năng, điện năng,……… Các lĩnh vực nghiên cứu của vật lí rất đa dạng, từ cơ học, điện học, điện từ học, quang học, âm học, nhiệt học, nhiệt động lực học đến vật lí nguyên tử và hạt nhân, vật lí lượng tử, thuyết tương đối. Mục tiêu của môn vật lí: Khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng, cũng như tương tác giữa chúng ở mọi cấp độ: vi mô, vĩ mô. Cấp độ vi mô là cấp độ dùng để mô phỏng vật chất nhỏ bé như electron, các nguyên tử, phân tử,... Cấp độ vĩ mô là cấp độ dùng để mô phỏn tầm rộng lớn hay rất lớn của vật chất như chiếc xe, kiện hàng, Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời,... Trong nhà trường phổ thông, môn Vật lí nhằm giúp học sinh: + Có được những kiến thức, kĩ năng cơ bản về Vật lí. + Vận dụng được kiến thức kỹ năng, kĩ năng đã học để khám phá, giải quyết các vấn đề trong học tập cũng như đời sống. Vật lí có vai trò quan trọng trong NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Là cơ sở lý thuyết để giải thích các hiện tượng tự nhiên. Ví dụ: Định luật vạn vật hấp dẫn giải thích các hiện tượng: Mặt trăng quay xung quanh Trái đất, thủy triều, vật rơi. KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ Là cơ sở, nền tảng của công nghệ, ảnh hưởng mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trên tất cả các lĩnh vực. Vật lí có quan hệ với mọi ngành khoa học và thường được coi là cơ sở của khoa học tự nhiên. Ảnh hưởng của Vật lí đến đời sống và kỹ thuật là vô cùng to lớn trong các lĩnh vực. I ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU – MỤC TIÊU CỦA MÔN VẬT LÍ Chủ đề 1 LÀM QUEN VỚI VẬT LÍ II VAI TRÒ CỦA VẬT LÍ ĐỐI VỚI KHOA HỌC, KĨ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
Thông tin liên lạc: Ngày nay, khoảng cách địa lí không còn là vấn đề quá lớn của con người trong thông tin liên lạc, sự bùng nổ của mạng lưới internet kết hợp sự phát triển vượt bậc của điện thoại thông minh (smartphone) giúp con người có thể chia sẻ thông tin liên lạc (hình ảnh, giọng nói, tin tức...) một cách dễ dàng. Thế giới ngày này là một thế giới “phẳng”. Y tế: Hầu hết các phương pháp chuẩn đoán và chữa bệnh trong y học đều có cơ sở từ những kiến thức Vật lí như: chụp X – quang, chụp cộng hưởng từ (MRI), siêu âm, nội soi, xạ trị... Công nghiệp: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được coi là bắt đầu thế kỉ XXI. Các nền sản xuất thủ công nhỏ lẻ được thay thế bởi những dây chuyền sản xuất tự động hóa, sử dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệt vật liệu (nano), điện toán đám mây. Nông nghiệp: Việc ứng dụng những thành tựu của Vật lí vào nông nghiệp đã giúp cho người nông dân tiếp cận với nhiều phương pháp mới, ít tốn lao động, cho năng suất cao. Năng lượng:
Các loại năng lượng sạch: năng lượng mặt trời, gió, hạt nhân,… Nghiên cứu khoa học: Vật lí góp phần to lớn trong việc cải tiến các thiết bị nghiên cứu khoa học ở nhiều ngành khác nhau như: kính hiển vi điện tử, nhiễu xạ tia X, máy quang phổ,… Vai trò của vật lí trong đời sống: Ảnh hưởng to lớn đến đời sống con người. Công nghệ, thiết bị sử dụng hàng ngày: tivi, tủ lạnh, smartphone, internet, phương tiện giao thông, y tế,… Tivi Smartphone Phương tiện giao thông Một số thiết bị mang năng lượng Hình thành một số kĩ năng cần có đối với con người hiện đại: quan sát, thích nghi, suy luận nhạy bén,… BỐN CUỘC CÁCH MẠNG LÀM THAY ĐỔI CUỘC SỐNG NHÂN LOẠI III THÀNH TỰU CỦA VẬT LÍ
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ NHẤT Động cơ hơi nước của Jame Watt phát minh năm 1765 Các nhà máy dệt đầu tiên ở Anh Các thành tựu công nghiệp cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19 CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ HAI 1831 Michelle Farraday phát minh ra máy phát điện. 1878 Thomas Edison phát minh ra bóng đèn sợi đốt đầu tiên. 1900 Nicolas Tesla đã phát triển hệ thống điện, sử dụng rộng rãi trong cuộc sống và sản xuất. CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ BA Bắt đầu từ khoảng năm 1969 khi nhiều cơ sở hạ tầng điện tử, số hóa và máy tính được phát triển mạnh. Vào thập niên 1960, chất bán dẫn và các siêu máy tính được xây dựng, đến thập niên 70 - 80 thì máy tính cá nhân ra đời và Internet bắt đầu được biết đến nhiều Cuối thế kỷ 20, Internet và hàng tỷ thiết bị công nghệ cao cùng nhiều phát minh mới đã được sử dụng rộng rãi trong xã hội, qua đó hoàn thiện quá trình cách mạng công nghiệp lần thứ 3.