PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text GA_KHTN9-HoaHoc-KNTT_Phân môn Hoá học bài Ôn tập giữa học kì 1.docx

1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Hệ thống hóa được các kiến thức cơ bản về tính chất chung của kim loại, dãy hoạt động hóa học, các phương pháp tách kim loại, sử dụng hợp kim, chỉ ra sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại. - Giải thích được các hiện tượng về oxi hóa kim loại; ứng dụng của kim loại trong cuộc sống, sử dụng hợp kim hợp lí. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp. Năng lực đặc thù: - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức khoa học tự nhiên. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên:  Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm.  Viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu. - Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên:
2  Hệ thống hóa được các kiến thức cơ bản về tính chất chung của kim loại, dãy hoạt động hóa học, các phương pháp tách kim loại, sử dụng hợp kim, chỉ ra sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại.  Giải thích được các hiện tượng về oxi hóa kim loại; ứng dụng của kim loại trong cuộc sống, sử dụng hợp kim hợp lí. 3. Phẩm chất - Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SGK, SGV, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Kết nối tri thức. 2. Đối với học sinh - SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Kết nối tri thức. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học ở bài học trước. b. Nội dung: GV đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ; HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về việc áp dụng các tính chất của kim loại vào cuộc sống. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức đã học: Vì sao đồng được dùng làm dây dẫn điện? Có thể dùng sắt để thay thế đồng khi làm dây dẫn không? Tại sao? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
3 - GV mời HS xung phong trả lời: + Đồng được dùng làm dây dẫn điện nhờ tính dẫn điện. + Sắt không thể thay đồng làm dây dẫn điện vì sắt có điện trở lớn. - GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt đáp án. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong các bài trước, các em đã có những kiến thức cơ bản về kim loại cũng như biết được sự khác nhau giữa kim loại và phi kim. Để ôn tập và củng cố kiến thức đã học, chúng ta hãy cùng vào bài học hôm nay: Ôn tập giữa học kì I. B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC Hoạt động: Ôn tập, củng cố kiến thức đã học a. Mục tiêu: - Hệ thống hóa được các kiến thức cơ bản về tính chất chung của kim loại, dãy hoạt động hóa học, các phương pháp tách kim loại, sử dụng hợp kim, chỉ ra sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại. - Giải thích được các hiện tượng về oxi hóa kim loại; ứng dụng của kim loại trong cuộc sống, sử dụng hợp kim hợp lí. b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ được giao. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm 8 - 10 HS. - GV yêu cầu các nhóm HS thiết kế sơ đồ tư duy khái quát những kiến thức đã học. Sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức giữa học kì I (Đính kèm dưới hoạt động)
4 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Nhóm HS thảo luận, vận dụng kiến thức đã học để thiết kế sơ đồ tư duy. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh, tổ chức triển lãm cho các nhóm trưng bày sản phẩm của mình. - Các nhóm đánh giá sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo tiêu chí đánh giá do GV đưa ra (Đính kèm dưới hoạt động). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm. - GV chuyển sang hoạt động luyện tập.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.