PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 236 - TVTT0002374 - Cánh Chung Luận Trải Qua Dòng Lịch Sử Của Hội Thánh - Phan Tấn Thành.pdf

Cánh Chung Luận Trải Qua Dòng Lịch Sử Hội Thánh Lịch sử Giáo Hội đã trải qua hơn 2000 năm với nhiều biến cố thăng trầm. Chúng ta cùng nhìn lại sự tiến triển của cánh chung luận trong lịch sử Hội thánh, từ thời các giáo phụ cho đến thời hiện đại. Chúng ta cùng tìm hiểu những vấn đề được đặt ra cho Giáo hội do những thách đố của việc tiếp xúc với các nền văn hoá khác nhau trong từng giai đoạn lịch sử của Giáo hội. Trong đề tài này được phân chia thành 4 mục, tương ứng với 4 giai đoạn chính của lịch sử Hội thánh: 1/ Thời các giáo phụ. 2/ Thời Trung cổ. 3/ Thời Cận đại. 4/ Từ Công đồng Vaticanô II. Thời này kéo dài từ thời các thánh Tông đồ (thế kỷ I) cho đến khoảng thế kỷ VII. Trong giai đoạn này, nhiều biến cố đã xảy đến với Giáo hội và chắc chắn đã tác động đến nhiều khía cạnh của đời sống Giáo hội: từ những cuộc bách hại trong ba thế kỷ đầu, từ biến cố Giáo hội được tự do vào đầu thế kỷ thứ IV (năm 313) cho đến sự bành trướng của Giáo hội vào cuối thế kỷ IV. Trong một bầu khí văn hoá và xã hội như thế, niềm tin của Hội thánh cũng chịu sự chi phối và tác động không nhỏ. Đọc lại lịch sử Giáo hội ta thấy, Giáo hội vào những thế kỷ đầu chịu bách hại bởi Đế quốc Rôma, tuy nhiên vào giai đoạn
này, nền văn hoá Hy lạp vẫn là nền văn hoá có nhiều ảnh hưởng nhất. Cuộc tiếp xúc với văn hoá Hy lạp có những mặt tích cực và tiêu cực của nó đối với niềm tin của Giáo hội, nhất là đối với quan niệm về sự sống lại. Văn hoá Do thái quan niệm con người như một tổng thể (nghĩa là không có sự phân biệt giữa xác và hồn): vì thế họ cho rằng chết là hết, và mong chờ sự sống lại (của toàn con người) dựa trên lời hứa của Chúa. Văn hoá Hy lạp thì khác: xem con người là một hợp thể gồm hồn và xác: khi chết, linh hồn ra khỏi xác và trở thành bất tử, còn thân xác thì tiêu tan. Chúng ta thấy rõ quan niệm này qua thuyết Nhị nguyên của Platon. Theo Platon: tất cả những gì thuộc về thế giới khả niệm (tinh thần) đều là tốt, và tất cả những gì thuộc thế giới khả giác (vật chất) đều xấu xa, kể cả thân xác con người, hôn nhân... Vì thế Platon nói: “thân xác là mồ chôn của linh hồn”, và linh hồn chỉ được giải thoát và trở về cội nguồn của nó là thiên giới sau khi lìa khỏi thân xác. Vậy: “nền văn hoá xem thân xác là xấu xa bỉ ổi tự bản chất”[1] đã hỗ trợ hay phá đổ đạo lý của Giáo hội về sự sống lại của con người như thế nào? Điểm tích cực: Văn hoá Hy lạp giúp cho Kitô giáo một chìa khoá giải quyết câu hỏi về cánh chung cá nhân, đó là sau khi chết, tuy thân xác tiêu tan thành tro bụi nhưng linh hồn sẽ trở về với Chúa. Điểm tiêu cực: Từ quan niệm xem thân xác con người là xấu xa, người Hy lạp có nguy cơ coi nhẹ và chối bỏ sự phục sinh của thân xác. Bởi lẽ, thân xác là đồ ô uế thì cho nó sống lại làm gì. Đặt trong bối cảnh này chúng ta mới hiểu được tại sao người Hy lạp ở Athène đã đứng dậy ra về khi nghe thánh Phaolô giảng về thân xác sống lại (Cv 17). Qua đó, chúng ta chỉ cần lưu ý rằng: đức tin Kitô giáo về sự sống lại trong giai đoạn này đã gặp nhiều chống đối và công kích
của nền văn hoá Hy lạp. Và cũng trong bối cảnh như thế, các giáo phụ hộ giáo đã xuất hiện và đứng lên bênh vực cho niềm tin của Giáo hội: thánh Giustinô (100-165), Têôphilô Antiôkia (khoảng 180?...). Sự tiếp xúc với các nền văn hoá (cũ và mới) thường phát sinh ra hai khuynh hướng: bảo thủ và cấp tiến. Khuynh hướng nào cũng có sự thiếu sót, có những điểm tốt và những hạn chế của nó: phe bảo thủ vì muốn trung thành với truyền thống nên có nguy cơ trở nên cố chấp; ngược lại những người canh tân dễ đón nhận những trào lưu mới nhưng có nguy cơ mất gốc. Những điểm này thường là nguyên nhân của những lạc thuyết. a/ Phong trào Montanô Montanô là một tên gọi của một người. “Sau khi được rửa tội, ông tự xưng là người phát ngôn và ngôn sứ của Chúa Thánh Thần để mặc khải chân lý trọn vẹn”[2] . Phong trào Montanô xuất hiện khoảng năm 170, và giáo thuyết này lớn mạnh ở Phrygia và Tiểu Á (khoảng năm 172)[3] . Trọng tâm sứ điệp của ông Montanô là loan báo ngày Quang lâm đã gần kề, Đức Kitô đến để thiết lập thành Giêrusalem mới, và ông hô hào kêu gọi dân chúng đi đón Người. Phong trào Montanô xuất hiện như một phản ứng muốn trở về nguồn ngôn sứ trong Hội Thánh. Mục đích của Montanô là tìm lại chế độ ngôn sứ, nhất là chế độ đặc sủng, và ông xác tín rằng: ngôn sứ phải được chính ngôn sứ giải thích, chứ không thể do một số người tự xưng là Kinh Thánh gia giải thích được, nếu thế sẽ mất đi sức lực của ngôn sứ”[4] . Trong lịch sử Giáo hội, “một vị giáo phụ nổi tiếng nhưng không được phong thánh, đó là Tertullien, chỉ vì tham gia tích cực vào phái Montanô.[5]
b/ Thuyết ngộ giáo “Các giáo phụ trong những thế kỷ đầu (TKI-III) đã phải đương đầu với ngộ giáo bởi vì thấy nó trái ngược với đức tin Kitô giáo do các thánh tông đồ truyền lại”[6]. Có thể nói rằng thuyết ngộ giáo (gnosticismus) như một hậu quả của việc tiếp xúc với văn hoá Hy lạp. Theo họ, chỉ duy có linh hồn mới mới đáng quý, còn thân xác là ô uế xấu xa. Các giáo phụ (nhất là thánh Irênê) nhận thấy rằng: ngoài nguy cơ rơi vào thuyết nhị nguyên, học thuyết này còn kéo theo những hệ luận khác trầm trọng hơn do việc chối bỏ thân xác: đó là họ coi nhẹ mầu nhiệm Nhập thể nơi Đức Giêsu, bởi vì theo họ “nếu vật chất là xấu, thì Thiên Chúa tốt không thể nào trở thành con người thật được. Thân xác của Đức Giêsu vì thế chỉ là giả mà thôi”- Ảo thân thuyết (Docetisme): lạc giáo phát sinh từ ngộ đạo thuyết[7] . Như thế thuyết ngộ giáo này sẽ chối bỏ luôn cả việc Đức Maria là mẹ của Chúa Giêsu (bởi vì Đức Giêsu đâu phải là người thật đâu mà có mẹ). Và cuối cùng mầu nhiệm thương khó, phục sinh và cả mầu nhiệm Thánh Thể của Kitô giáo đều trở nên vô nghĩa khi cho rằng thân xác Đức Giêsu chỉ là ảo ảnh. Như vậy, có thể nói rằng thuyết ngộ giáo trở thành nguy cơ phá đổ hoàn toàn cốt lõi niềm tin Kitô giáo. c/ Thuyết thiên niên- “thuyết ngàn năm”[8] Thuyết thiên niên, hay còn gọi là thuyết ngàn năm dựa trên nền tảng Kinh Thánh, và đoạn Kinh Thánh quan trọng nhất chính là sách Khải huyền 20, 1-10. Dựa theo đoạn Kinh Thánh này, họ chủ trương Chúa Kitô sẽ trở lại dương gian này và những người công chính sẽ cùng được với Đức Kitô cai trị 1000 năm trước khi về thiên quốc. Các giáo phụ đã phải vất vả chống lại thuyết thiên này vì nó dựa theo bản văn Tân ước (như vậy là phù hợp với mặc khải Kitô giáo), chứ không phải bắt nguồn từ văn hoá ngoại lai.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.