Nội dung text C3. Bài 1. Góc ở vị trí đặc biệt. Tia phân giác của một góc.pdf
BÀI 1. GÓC Ở VỊ TRÍ ĐẶC BIỆT. TIA PHÂN GIÁC CỦA MỘT GÓC I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Hai góc kề bù + Hai góc kề nhau là hai góc có chung một cạnh, hai cạnh còn lại nằm ở hai phía khác nhau so với đường thẳng chứa cạnh chung. Ví dụ: Trên hình 3.1 và 3.2 thì góc xOy và góc yOz là hai góc kề nhau có cạnh chung là Oy . Hình 3.1 Hình 3.2 + Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo bằng 180 . Ví dụ góc 100 và góc 80 là hai góc bù nhau (không cân quan tâm đến vị trí của hai góc này). + Hai góc vừa kề nhau, vừa bù nhau gọi là hai góc kề bù. Hình 3.3 + Hai góc kề bù là hai góc có chung một cạnh, hai cạnh còn lại là hai tia đối nhau. Ví dụ: Trên hình 3.3, góc xOy và góc yOz là hai góc kề bù. + Chú ý: nếu điểm M nằm trong góc xOy thì tia OM được gọi là nằm giữa hai tia Ox,Oy và ta có xOM MOy xOy (Hình 3.4).
Hình 3.4 2. Hai góc đối đỉnh + Hai góc đối đỉnh là hai góc có mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia. Hình 3.5 Trên hình 3.5, góc xAz và góc tAy là hai góc đối đỉnh. + Hai góc đối đỉnh có số đo bằng nhau. 3. Tia phân giác của một góc + Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh đó hai góc bằng nhau.
Hình 3.6 + Trên hình 3.6, tia Oy là tia phân giác của góc xOz nên ta có: 1 2 xOy yOz xOz. II. BÀI TẬP VÀ CÁC DẠNG TOÁN Dạng 1. Nhận biết các góc ở vị trí đặc biệt và tia phân giác Phương pháp giải: Nắm vững định nghĩa hai góc kề nhau, hai góc kề bù, hai góc đối đỉnh. 1A. Tìm các cặp góc kề bù trên hình 3.7: Hình 3.7 1B. Tìm các cặp góc kề bù trên hình 3.8: Hình 3.8 2A. Tìm các cặp góc đối đỉnh trên hình 3.9:
Hình 3.9 2B. Tìm các cặp góc đối đỉnh trên hình 3.10: Hình 3.10 3A. Chỉ ra tia phân giác trên hình 3.11: Hình 3.11 3B. Chỉ ra tia phân giác trên hình 3.12: Hình 3.12