Nội dung text 1. File tài liệu - Đề CT 01.pdf
1 ĐỀ ÔN LUYỆN THEO CẤU TRÚC SỐ 1 A. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Phần I: (5 điểm)Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng thành tựu về chính trị của Trung Quốc trong công cuộc cải cách, mở cửa (từ năm 1978)? A. Cải cách đồng bộ được thể chế kinh tế và chủ động hội nhập quốc tế. B. Xây dựng được hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc. C. Đa dạng được cơ cấu kinh tế và tăng cường hợp tác quốc tế mạnh mẽ hơn. D. Đảm bảo được sự ổn định và phát triển toàn diện về quốc phòng và an ninh. Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của việc thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết năm 1922 đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới? A. Tạo thời cơ chín muồi đấu tranh giải phóng dân tộc. B. Cổ vũ các dân tộc đứng lên đấu tranh giành độc lập. C. Thúc đẩy các dân tộc đa phương hoá quan hệ ngoại giao. D. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa đế quốc. Câu 3. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thế kỷ XV đánh dấu sự phục hưng của dân tộc, mở ra nền thái bình lâu dài vì A. đã phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. B. chống lại âm mưu thủ tiêu nền văn hóa dân tộc của nhà Minh. C. hoàn thành được trọn vẹn sự nghiệp giải phóng đất nước. D. đưa chế độ quân chủ Việt Nam phát triển đến đỉnh cao. Câu 4. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1858-1884) không thành công do nguyên nhân nào sau đây? A. Nhân dân ngay từ đầu đã không ủng hộ Triều đình. B. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp không phù hợp. C. Nhà Nguyễn ngay từ đầu đã đầu hàng quân Pháp. D. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp chỉ diễn ra ở Bắc Kỳ. Câu 5. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng vai trò của Liên hợp quốc trong việc bảo đảm quyền con người, phát triển văn hóa và xã hội? A. Thúc đẩy các chương trình phát triển giáo dục, y tế, văn hóa. B. Bảo vệ các di sản văn hóa, quyền tự do ngôn luận của con người. C. Tạo điều kiện xây dựng các hệ thống an ninh xã hội và giáo dục. D. Thúc đẩy các liên minh quân sự để đảm bảo an ninh con người. Câu 6. Xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh mang lại cơ hội nào sau đây cho Việt Nam trong công cuộc phát triển đất nước? A. Thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. B. Giải quyết triệt để các vấn đề an ninh phi truyền thống. C. Tạo thế chủ động hoàn toàn trong các quan hệ song phương. D. Hình thành các liên minh quân sự với các nước nhỏ và vừa.
4 D. lãnh đạo nhân dân các đô thị thực hiện khởi nghĩa từng phần. Phần II (2 điểm). Thí sinh trả lời câu 1, câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Trong thực tiễn hoạt động của mình Đại hội đồng đã thông qua nhiều nghị quyết và tuyên bố về hỏa bình, giải quyết hòa bình các tranh chấp và sự hợp tác quốc tế trong việc củng cố hòa bình. Các phương pháp và công cụ ngăn ngừa và loại trừ xung đột có nhiều loại rất đa dạng: đối với việc giải quyết một số tranh chấp, Liên hợp quốc đã phải sử dụng lực lượng vũ trang để gìn giữ hòa bình, sử dụng nhóm quan sát viên hoặc phải dấn thân vào tình hình, tiến hành hoạt động môi giới, trung gian. [...] Theo Hiến chương Liên hợp quốc, các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp của họ bằng biện pháp hòa bình, sao cho không tổn hại tới hòa bình, an ninh quốc tế và công lý". (Võ Khánh Vinh, Nguyễn Trung Tín (2003), Giáo trình Liên hợp quốc: Tổ chức và hoạt động, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, tr. 35) a) Đoạn tư liệu trên khẳng định vai trò của Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế. b) Liên hợp quốc thường xuyên sử dụng biện pháp can thiệp trực tiếp để chấm dứt các cuộc xung đột. c) Vai trò của Liên hợp quốc bị hạn chế bởi nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, làm giảm khả năng can thiệp quân sự nếu không có sự đồng thuận. d) Việc duy trì hòa bình quốc tế của Liên hợp quốc phụ thuộc vào sự đóng góp tài chính và quân sự từ các quốc gia thành viên. Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây: "Bài đỏ [Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê- nin] khó hiểu, vì có những từ ngữ mà tôi không biết rõ. Nhưng tôi đọc đi đọc lại, và dần dần tôi hiểu ý nghĩa của nó một cách sâu sắc. Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động. phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta! Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba". (Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.562) a) Đoạn tư liệu trên đề cập đến sự kiện Nguyễn Ái Quốc đọc Luận cương của Lê-nin về vấn đề cách mạng vô sản. b) Con đường cứu nước mà Nguyễn Ái Quốc tin theo là con đường cách mạng vô sản. c) Nguyễn Ái Quốc đi theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đi theo Quốc tế thứ ba đã khẳng định sự thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam. d) Cơ sở ban đầu đưa Nguyễn Ái Quốc đến với Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba là chủ nghĩa yêu nước.