Nội dung text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 31 - File word có lời giải.docx
D. Cá mập vá cá ngừ đều có bộ xương được hợp thành từ chất xương. Câu 7: Có nhiều con đường hình thành loài mới. Hình 3 mô tả cơ chế hình thành loài A. cùng khu. B. khác khu. C. liền khu. D. liên khu. Câu 8: Màu sắc của hoa phù dung thay đổi theo các thời điểm khác nhau trong ngày như trong hình 4. Đây là hiện tượng gì? Hình 4 A. Đột biến. B. Thường biến. C. Mức phản ứng. D. Di truyền không đồng nhất. Câu 9: Phương pháp nghiên cứu nào dưới đây cho phép phát hiện sớm hội chứng Klinefelter ở người? A. Nghiên cứu trẻ đồng sinh. B. Nghiên cứu tế bào. C. Nghiên cứu phả hệ. D. Di truyền phân tử. Câu 10: Vào mùa sinh sản, các cá thể cái trong quần thể cò tranh giành nhau nơi thuận lợi để làm tổ. Đây là ví dụ về mối quan hệ A. đối kháng. B. hợp tác. C. cạnh tranh cùng loài. D. hỗ trợ cùng loài. Câu 11: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gene của operon lac có hiện tượng protein ức chế kết hợp với allolactose sẽ tạo ra sản phẩm A như trong hình 5. Sự có mặt của sản phẩm A có vai trò A. hoạt hóa vùng P. B. hoạt hóa vùng O. C. bất hoạt nhóm gene cấu trúc. D. hoạt hóa nhóm gene cấu trúc. Hình 5 Câu 12: Thí nghiệm của Dodd trên ruồi giấm: Bà chia một quần thể ruồi giấm thành 2 quần thể nhỏ và nuôi trong hai môi trường khác nhau một môi trường chứa tinh bột và một môi trường chứa đường mantose. Sau đó bà cho 2 loại ruồi sống chung và nhận thấy "ruồi mantose" không thích giao phối với "ruồi tinh bột". Giữa chúng đã có sự cách li sinh sản. Thí nghiệm này là minh chứng cho quá trình hình thành loài mới bằng con đường nào? A. Cách li địa lí. B. Cách li sinh thái. C. Cách li tập tính. D. Lai xa và đa bội hóa. Câu 13: Có một số quần thể giao phối trong tự nhiên như sau: (1) Quần thể 1: cấu trúc hoa lưỡng tính, hạt phấn không thể thoát ra khỏi hoa. (2) Quần thể 2: các hạt phấn bay trong gió và thụ phấn cho các hoa tự do. (3) Quần thể 3: động vật lưỡng tính, trong cơ thể có cả cơ quan sinh dục đực và cái, chúng tự thụ tinh.