PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text MA TRẬN - ĐẶC TẢ - CKII HOÁ 12 (tham khảo 1).docx

MA TRẬN ĐỀ KHẢO SÁT CUỐI HỌC KÌ 2 MÔN: HOÁ HỌC LỚP 12 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 phút 1. KHUNG MA TRẬN - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 2 khi kết thúc nội dung: chương 8 - Thời gian làm bài: 50 phút. - Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm 100%. - Cấu trúc: + Mức độ đề: Biết: 40%; Hiểu: 30%; Vận dụng: 30%. + Dạng I: trắc nghiệm chọn 1 phương án: 4,5 điểm (gồm 18 câu hỏi (18 ý): Biết: 13 câu, Hiểu: 1 câu, vận dụng: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm; + Dạng II: trắc nghiệm đúng sai: 4,0 điểm (gồm 4 câu hỏi (16 ý): Biết: 3 ý, Hiểu: 7 ý, vận dụng: 6 ý); đúng 1 ý 0,1-2 ý 0,25-3 ý 0,5–4 ý 1 điểm. + Dạng III: trắc nghiệm trả lời ngắn: 1,5 điểm (gồm 6 câu hỏi (6 ý): nhận biết: 0 câu, thông hiểu: 4 câu, vận dụng: 2 câu), mỗi câu 0,25 điểm:

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KHẢO SÁT CUỐI KÌ 2 MÔN: HOÁ HỌC 12 – THỜI GIAN LÀM BÀI 45 PHÚT TT Nội dung Đơn vị kiến thức Mức độ đánh giá 2 ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI 1. Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại Nhận biết: - Nêu được đặc điểm của liên kết kim loại. - Trình bày được đặc điểm cấu tạo của nguyên tử kim loại và tinh thể kim loại. 2. Tính chất vật lí và tính chất hoá học của kim loại Thông hiểu: – Giải thích được một số tính chất vật lí chung của kim loại (tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính ánh kim). – Trình bày được ứng dụng từ tính chất vật lí chung và riêng của kim loại. – Trình bày được phản ứng của kim loại với phi kim (chlorine, oxygen, lưu huỳnh) và viết được các phương trình hoá học. – Thực hiện được một số thí nghiệm của kim loại tác dụng với phi kim, acid (HCl, H 2 SO 4 ), muối. Vận dụng: – Sử dụng bảng giá trị thế điện cực chuẩn của một số cặp oxi hoá – khử phổ biến của ion kim loại/ kim loại (có bổ sung thế điện cực chuẩn các cặp: H 2 O/OH – + 1/2H 2 ; 2H + /H 2 ; 2– 4SO + 4H + / SO 2 + 2H 2 O) để giải thích được các trường hợp kim loại phản ứng với dung dịch HCl, H 2 SO 4 loãng và đặc; nước; dung dịch muối. 3. Quặng, mỏ kim loại trong tự nhiên và các phương pháp tách kim loại Nhận biết: – Nêu được khái quát trạng thái tự nhiên của kim loại và một số quặng, mỏ kim loại phổ biến. Thông hiểu: – Trình bày được phương pháp tách kim loại hoạt động mạnh như sodium, magnesium, nhôm (aluminium); Phương pháp tách kim loại hoạt động trung bình như kẽm (zinc), sắt (iron); Phương pháp tách kim loại kém hoạt động như đồng (copper). – Giải thích được phương pháp tách kim loại hoạt động mạnh như sodium, magnesium, nhôm (aluminium); Phương pháp tách kim loại hoạt động trung bình như kẽm (zinc), sắt (iron); Phương pháp tách kim loại kém hoạt động như đồng (copper). Vận dụng: – Trình bày được nhu cầu và thực tiễn tái chế kim loại phổ biến sắt, nhôm, đồng...
4. Hợp kim Nhận biết: – Nêu được thành phần một số hợp kim quan trọng của sắt và nhôm (gang, thép, dural,...). – Trình bày được khái niệm hợp kim - Trình bày được việc sử dụng phổ biến hợp kim. – Nêu được tính chất một số hợp kim quan trọng của sắt và nhôm (gang, thép, dural,...). – Nêu được ứng dụng một số hợp kim quan trọng của sắt và nhôm (gang, thép, dural,...). Thông hiểu: – Trình bày được một số tính chất của hợp kim so với kim loại thành phần. 5. Sự ăn mòn kim loại Thông hiểu: – *Nêu được khái niệm ăn mòn kim loại từ sự biến đổi của một số kim loại, hợp kim trong tự nhiên. – Trình bày được các dạng ăn mòn kim loại và các phương pháp chống ăn mòn kim loại. Vận dụng: – Thực hiện được (hoặc quan sát qua video) thí nghiệm ăn mòn điện hoá đối với sắt và thí nghiệm bảo vệ sắt bằng phương pháp điện hoá, mô tả hiện tượng thí nghiệm, giải thích và nhận xét. 3 NGUYÊN TỐ NHÓM IA VÀ NHÓM IIA 1. Đơn chất nguyên tố nhóm IA Nhận biết: – Nêu được trạng thái tự nhiên của nguyên tố nhóm IA. – Nêu được xu hướng biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của kim loại nhóm IA. Thông hiểu: – Giải thích được nguyên nhân khối lượng riêng nhỏ và độ cứng thấp của kim loại nhóm IA. – Giải thích được nguyên nhân kim loại nhóm IA có tính khử mạnh hơn so với các nhóm kim loại khác. – Trình bày được cách bảo quản kim loại nhóm IA. – Giải thích được trạng thái tồn tại của nguyên tố nhóm IA trong tự nhiên. Vận dụng: – Thông qua mô tả thí nghiệm (hoặc quan sát qua video), nêu được mức độ phản ứng tăng dần từ lithium, sodium, potassium khi chúng phản ứng với nước, chlorine và oxygen. 2. Một số ứng dụng và quá trình liên quan đến hợp chất nhóm IA Nhận biết: Nêu được khả năng tan trong nước của các hợp chất nhóm IA. Thông hiểu: – Trình bày được quá trình điện phân dung dịch sodium chloride và các sản phẩm cơ bản

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.