Nội dung text Giáo án dạy thêm toán 7 chân trời sáng tạo - HK1.docx
Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... CHƯƠNG 1: SỐ HỮU TỈ BÀI 1. TẬP HỢP CÁC SỐ HỮU TỈ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Ôn lại và củng cố kiến thức về tập hợp số hữu tỉ thông qua luyện tập các phiếu bài tập: + Nhận biết và tìm số đối của số hữu tỉ. + Nhớ và sử dụng đúng, chính xác các kí hiệu để biểu diễn mối quan hệ giữa phần tử và tập hợp số đã học. + Biểu diễn, minh họa được số hữu tỉ trên trục số + So sánh các số hữu tỉ. + Viết được một số hữu tỉ bằng nhiều phân số bằng nhau. 2. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: Tự nhớ, củng cố lại kiến thức và hoàn thành các nhiệm vụ GV yêu cầu. - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Phân công được nhiệm vụ trong nhóm, hỗ trợ, trao đổi, thảo luận, thống nhất ý kiến trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực mô hình hóa toán học: Biểu diễn được mối quan hệ giữa các phần tử và tập hợp thông qua kí hiệu ;
- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Minh họa và biểu diễn được số hữu tỉ trên trục số. - Năng lực tư duy và lập luận toán học: + Tìm số đối và so sánh các số hữu tỉ. + Biểu diễn được một số hữu tỉ bằng nhiều phân số bằng nhau. 3.Về phẩm chất: - Bồi dưỡng, nâng cao ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm. - Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm. - Phát triển tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập. - Học sinh: Vở, nháp, bút. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh, tạo vấn đề vào chủ đề. b) Nội dung hoạt động: HS chơi trò chơi c) Sản phẩm học tập: Kết quả của HS d) Tổ chức hoạt động: - GV chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 tổ, yêu cầu của các nhóm hoàn thành nhiệm vụ sau trong vòng 2 phút : Lấy 5 ví dụ về số hữu tỉ; Lấy 5 số hữu tỉ không phải là số tự nhiên; Lấy 5 số hữu tỉ không phải là số nguyên.
Sau 2 phút hoàn thành, đội nào nhanh và chính xác nhất, đội đó giành chiến thắng. - GV yêu cầu 1 vài thành viên trong nhóm tìm số đối của số bất kì trong các ví dụ nhóm mình đưa ra. - Sau khi chơi trò chơi xong, GV dẫn dắt HS vào buổi học, củng cố kiến thức. B. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC a. Mục tiêu: HS nhắc và nắm rõ phần lý thuyết các dạng toán của bài “Tập hợp số hữu tỉ”. Từ đó có thể áp dụng giải toán một cách dễ dàng. b. Nội dung hoạt động: HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM *Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi và cùng HS nhắc lại kiến thức phần lí thuyết cần ghi nhớ trong bài “Tập hợp các số hữu tỉ” trước khi thực hiện các phiếu bài tập. * Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ, ghi nhớ lại kiến thức, trả lời câu hỏi. * Báo cáo kết quả: đại diện một số HS đứng tại chỗ trình bày kết quả. * Nhận xét đánh giá: GV đưa 1. Số hữu tỉ Số hữu tỉ là số được viết dưới dạng phân số , với . - Các phân số bằng nhau biểu diễn cùng một số hữu tỉ. VD: 12; ; 0; ... Tập hợp các số hữu tỉ được kí hiệu là . 2. Thứ tự trong tập hợp các số hữu tỉ - Với hai số hữu tỉ bất kì x, y ta luôn có: hoặc x = y hoặc x < y hoặc x > y. - Số hữu tỉ lớn hơn 0 gọi là số hữu tỉ dương. - Số hữu tỉ nhỏ hơn 0 gọi là số hữu tỉ âm. - Số hữu tỉ 0 không là số hữu tỉ dương cũng
ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. không là số hữu tỉ âm. 3. Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số. + Trên trục số, mỗi số hữu tỉ được biểu diễn bởi một điểm. Điểm biểu diễn số hữu tỉ x được gọi là điểm x. + Với hai số hữu tỉ bất kì x, y nếu x < y thì trên trục số nằm ngang, điểm x ở bên trái điểm y. 4. Số đối của một số hữu tỉ + Hai số hữu tỉ có điểm biểu diễn trên trục số và cách đều và nằm về hai phía điểm gốc O là hai số đối nhau, số này là số đối của số kia. + Số đối của số hữu tỉ x kí hiệu là -x. Lưu ý: - Số đối của số 0 là số 0. - Với hai số hữu tỉ âm, số nào có số đối lớn hơn thì số đó nhỏ hơn. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Dựa vào lý thuyết, HS vận dụng vào giải toán thông qua các phiếu học tập. b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu bài tập