PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHỦ ĐỀ 30 - THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH ĐỘNG LƯỢNG - HS.docx

BÀI 30: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH ĐỘNG LƯỢNG CỦA VẬT TRƯỚC VÀ SAU VA CHẠM • Cấu trúc nội dung: I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT ………………………………………………………………… Lý thuyết chung của chủ đề + Phương pháp giải kèm ví dụ. II. BÀI TẬP PHÂN DẠNG THEO MỨC ĐỘ……………………………………………….. (Theo cấu trúc định dạng đề thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 – Quyết định số 764/QĐ - BGDĐT) 1. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn 2. Câu trắc nghiệm đúng sai 3. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn III. BÀI TẬP LUYỆN TẬP………………………………………………………………… (Theo cấu trúc định dạng đề thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 – Quyết định số 764/QĐ - BGDĐT)
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Thí nghiệm va chạm mềm Mục đích thí nghiệm: Xác định động lượng của xe trước và sau va chạm mềm. Dụng cụ thí nghiệm: (1). Băng đệm khí. (2). Đồng hồ đo thời gian hiện số. (3). Cổng quang điện. (4). Bơm nén khí. (5). Hai xe trượt. (6). Tấm cản quang. (7). Cân điện tử. (8). Quả nặng. (9). Lò xo hoặc thanh nhựa chữ U để mắc dây cao su đàn hồi. (10). Chốt ghim. (11). Dây nối. Tiến hành thí nghiệm: Bước 1: Bố trí thí nghiệm như hình. Lưu ý điều chỉnh cho băng đệm khí nằm ngang. Bước 2: Lắp tấm cản quang vào xe và các chốt cắm thích hợp lên xe, sau đó cân khối lượng xe và ghi vào bảng 1. Tấm cản quang phải song song với băng đệm khí. Bước 3: Cấp điện cho bơm nén khí và đồng hồ đo thời gian, điều chỉnh tốc độ của bơm nén khí thích hợp, chọn đồng hồ đo thời gian hoạt động ở chế độ đo thời gian vật chắn cổng quang điện. Bước 4: Ấn nút Reset trên mặt đồng hồ để đưa số chỉ của đồng hồ về 0.000. Bước 5: Đặt xe 2 lên băng đệm khí giữa hai cổng quang điện, đặt xe 1 ở khoảng bên ngoài hai cổng quang điện. Bước 6: Đẩy xe 1 va chạm vào xe 2. Bước 7: Lần lượt đọc trên đồng hồ các khoảng thời gian t 1 , t’ 1 và ghi vào bảng 1. Bước 8: Gắn thêm vào xe các gia trọng (hay vật nặng), lặp lại thí nghiệm ít nhất hai lần. Báo cáo kết quả thí nghiệm:
Bảng 1. Thí nghiệm va chạm mềm Độ dài tấm cản quang s = … m Trước va chạm Sau va chạm Lần m 1 kg m 2 kg t 1 s v 1 m/s p 1 kg.m/s p 2 kg.m/s p kg.m/s t’ 1 s v’ 1 = v’ 2 m/s p' kg.m/s 1 2 3 … … … … … … … … … … … Xử lí kết quả thí nghiệm: - So sánh các kết quả xác định động lượng của hai xe trước và sau va chạm đàn hồi: p = …p’. Sai số trong thí nghiệm: Một số nguyên nhân gây ra sai số trong thí nghiệm: - Thao tác khi thực hiện thí nghiệm chưa đúng. - Sai số ngẫu nhiên trong các lần đo. - Băng đệm khí chưa song song với mặt bàn. - Lựa chọn thang đo trên đồng hồ hoặc cân điện tử chưa phù hợp. - Ma sát giữa xe và băng đệm khí. Cách khắc phục: - Điều chỉnh thang đo trên đồng hồ và cân cho phù hợp. - Thực hiện các thao tác thí nghiệm đúng cách. - Tăng số lần thực hiện thí nghiệm. 2. Thí nghiệm va chạm đàn hồi Mục đích thí nghiệm: Xác định động lượng của xe trước và sau va chạm đàn hồi. Dụng cụ thí nghiệm: (1). Băng đệm khí. (2). Đồng hồ đo thời gian hiện số. (3). Cổng quang điện. (4). Bơm nén khí. (5). Hai xe trượt. (6). Tấm cản quang. (7). Cân điện tử. (8). Quả nặng. (9). Lò xo hoặc thanh nhựa chữ U để mắc dây cao su đàn hồi. (10). Chốt ghim. (11). Dây nối. 3. Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Bố trí thí nghiệm như hình. Lưu ý điều chỉnh cho băng đệm khí nằm ngang. Bước 2: Gắn lò xo (hoặc thanh nhựa hình chữ U có dây cao su đàn hồi) vào một xe và tấm cản quang vào cả hai xe. Cân hai xe và ghi vào bảng 2. Bước 3: Đặt hai xe lên bằng đệm khí ở giữa hai cổng quang. Lấy sợi dây nhỏ buộc hai xe để nén lò xo lại. Ấn nút Reset trên mặt đồng hồ để đưa số chỉ của đồng hồ về 0.000. Bước 4: Cắt sợi dây để lò xo bung ra, đẩy hai xe về hai phía. Bước 5: Lần lượt đọc trên đồng hồ các khoảng thời gian t 1 , t 2 và ghi vào bảng 2. Bước 6: Gắn thêm vào xe các gia trọng (hay vật nặng), lặp lại thí nghiệm ít nhất hai lần. 4. Báo cáo kết quả thí nghiệm: Bảng 2. Thí nghiệm va chạm đàn hồi Độ dài tấm cản quang s = … m Trước va chạm Sau va chạm Lần m 1 kg m 2 kg p 1 kg.m/s p 2 kg.m/s p kg.m/s t’ 1 s t’ 2 s v’ 1 m/s v’ 2 m/s p' 1 kg.m/ s p' 2 kg.m/s p' kg.m/s 1 2 3 … … … … … … … … … … … Xử lí kết quả thí nghiệm: - So sánh các kết quả xác định động lượng của hai xe trước và sau va chạm đàn hồi: p = …p’. Sai số trong thí nghiệm: Một số nguyên nhân gây ra sai số trong thí nghiệm: - Thao tác khi thực hiện thí nghiệm chưa đúng. - Sai số ngẫu nhiên trong các lần đo. - Băng đệm khí chưa song song với mặt bàn. - Lựa chọn thang đo trên đồng hồ hoặc cân điện tử chưa phù hợp. - Ma sát giữa xe và băng đệm khí. Cách khắc phục: - Điều chỉnh thang đo trên đồng hồ và cân cho phù hợp. - Thực hiện các thao tác thí nghiệm đúng cách. - Tăng số lần thực hiện thí nghiệm.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.