PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG 1 - LÝ 10 FORM 2025 -.docx

ÔN TẬP CHƯƠNG 1 Môn: VẬT LÍ KHỐI 10 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề PHẦN I. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn (3 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Lĩnh vực nghiên cứu nào sau đây là của Vật lí? A. Các dạng vận động của vật chất và năng lượng. B. Sự phát triển của các vi khuẩn. C. Sự hình thành và phát triển của các tầng lớp trong xã hội. D. Sự thay đổi của các chất khi kết hợp với nhau. Câu 2. Trong các phép đo sau (1) Dùng thước đo chiều dài của chiếc bàn (2) Dùng đồng hồ và cột cây số để đo tốc độ người lái xe (3) Dùng cân đo khối lượng quả nặng (4) Dùng cân và ca đông để đo khối lượng riêng của nước Các phép đo gián tiếp là A. (1) và (3). B. (2) và (4). C. (1) và (4). D. (1), (2) và (4). Câu 3. Khi phát hiện người bị điện giật, ta phải làm gì đầu tiên? A. Gọi cấp cứu. B. Gọi người đến sơ cứu. C. Ngắt nguồn điện. D. Đưa người bị điện giật ra khỏi khu vực có điện. Câu 4. Chọn đáp án sai khi nói về những quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm? A. Bố trí dây điện gọn gàng, không bị vướng khi qua lại. B. Tắt công tắc nguồn thiết bị điện sau khi cắm hoặc tháo thiết bị điện. C. Kiểm tra cẩn thận thiết bị, phương tiện, dụng cụ thí nghiệm trước khi sử dụng. D. Chỉ tiến hành thí nghiệm khi được sự cho phép của giáo viên hướng dẫn thí nghiệm. Câu 5. Các hiện tượng vật lí nào sau đây liên quan đến phương pháp thực nghiệm? A. Ô tô khi chạy đường dài có thể xem ô tô như là một chất điểm. B. Thả rơi một vật từ trên cao xuống mặt đất. C. Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái đất. D. Để biểu diễn đường truyền của ánh sáng người ta dùng tia sáng. Câu 6. Loại sai số không có nguyên nhân rõ ràng gọi là A. sai số tuyệt đối. B. sai số ngẫu nhiên. C. sai số hệ thống. D. sai số tỉ đối. Câu 7. Nội dung nào dưới đây thuộc các bước của tiến trình tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ vật lí?
(1). Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng cần nghiên cứu. (2). Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết. (3). Đánh giá được ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn. (4). Xây dựng mô hình lí thuyết hoặc thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết. A. (1); (2); (3). B. (2); (3); (4). C. (1); (2); (4). D. (1); (3); (4). Câu 8. Một học sinh đo chiều dài của một chiếc bút chì bằng thước có độ chia nhỏ nhất là 0,1 cm. Biết sai số dụng cụ đo bằng một nửa độ chia nhỏ nhất của dụng cụ. Kết quả của 5 lần đo lần lượt là 16,0 cm; 16,1 cm; 15,9 cm; 16,2 cm; 15,9 cm. Chiều dài của bút chì là A. (16,00 ± 0,15) cm. B. (16,0 ± 0,1) cm. C. (16,00 ± 0,22) cm. D. (16,0 ± 0,2) cm. Câu 9. Khi sử dụng các thiết bị thí nghiệm liên quan đến điện, ta thấy kí hiệu AC hoặc ~ được in trên vỏ của các thiết bị. Kí hiệu này mô tả A. dòng điện một chiều. B. dòng điện xoay chiều. C. dụng cụ dễ vỡ. D. nhiệt độ cao. Câu 10. Ghép cột A và cột B tương ứng để thể hiện tên của các biển báo trong phòng thí nghiệm. Cột A Cột B (1) (A) Lối thoát hiểm (2) (B) Nơi nguy hiểm về điện (3) (C) Chất độc sức khỏe (4) (D) Chất dễ cháy A. (1) – (B); (2) – (C); (3) – (A); (4) – (D). B. (1) – (C); (2) – (D); (3) – (A); (4) – (A). C. (1) – (D); (2) – (B); (3) – (C); (4) – (A). D. (1) – (D); (2) – (C); (3) – (B); (4) – (A). Câu 11. Kết quả đo đại lượng A được ghi dưới dạng A. B. C. D. Câu 12. Đơn vị kelvin (K) là đơn vị cơ bản trong hệ SI của đại lượng A. chiều dài. B. cường độ ánh sáng. C. lượng chất. D. nhiệt độ.
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (2 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Xét tính đúng/sai của các phát biểu dưới đây khi nói về sai số trong phép đo. a) Đối với một số dụng cụ, sai số hệ thống thường xác định bằng hai độ chia nhỏ nhất. b) Sai số ngẫu nhiên là sai số xuất phát từ sai sót, phản xạ của người làm thí nghiệm hoặc từ những yếu tố bên ngoài. c) Sai số tỉ đối của phép đo là tỉ lệ phần trăm giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng đó. d) Sai số tuyệt đối cho biết mức độ chính xác của phép đo. Câu 2. Dùng một đồng hồ đo thời gian có độ chia nhỏ nhất 0,001 s để đo thời gian rơi tự do của một vật. Biết sai số dụng cụ đo bằng một nửa độ chia nhỏ nhất của dụng cụ. Kết quả đo cho trong bảng sau: Lần đo t (s) (s) 1 0,399 - 2 0,399 - 3 0,408 - 4 0,410 - 5 0,406 - 6 0,405 - a) Thời gian rơi trung bình là 0,405 s. b) Sai số tuyệt đối trung bình là 0,004s. c) Kết quả đo của thời gian d) Sai số tương đối của phép đo là 1,2%. Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (2 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 8. Mỗi câu trả lời dúng được 0,25 điểm. Dựa vào dữ kiện bên dưới để trả lời câu 1 và câu 2 Khi đo bề dày của một cuốn sách thu được kết quả: 2,4 cm; 2,5 cm; 2,4 cm. Biết độ chia nhỏ nhất của thước là 0,1 cm. Sai số dụng cụ đo bằng một nửa độ chia nhỏ nhất. Câu 1. Tính giá trị trung bình chiều dày cuốn sách theo đơn vị cm. Câu 2. Tính sai số tỉ đối của phép đo. Làm tròn đến số thập phân thứ nhất. Dựa vào dữ kiện bên dưới để trả lời câu 3 và câu 4 Trong giờ thực hành, một học sinh đo chu kì dao động của con lắc đơn bằng đồng hồ bấm giây. Kết quả 5 lần đo được cho ở bảng sau. Lần đo 1 2 3 4 5 Chu kì T (s) 2,01 2,11 2,05 2,03 2,00 Câu 3. Giá trị trung bình của phép đo này có giá trị là bao nhiêu giây? Câu 4. Sai số tuyệt đối trung bình của phép đo theo đơn vị giây bằng bao nhiêu ? Câu 5. Kết quả đo gia tốc rơi tự do được viết dưới dạng: g = (9,78 ± 0,44) m/s 2 . Sai số tỉ đối của phép đo là bao nhiêu phần trăm (%)? Làm tròn đến số thập phân thứ nhất. Câu 6. Một học sinh đo tốc độ trung bình của quả bóng được giá trị v = (5,25 ± 0,37) m/s . Sai số tỉ đối của phép đo này là bao nhiêu (%)? Làm tròn đến số thập phân thứ hai.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.