PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHUYÊN ĐỀ 4. SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA (File GV).docx

CHUYÊN ĐỀ 4. SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA PHI KIM VÀ KIM LOẠI KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. Ứng dụng của một số phi kim quan trọng Phi kim Ứng dụng Carbon - Kim cương làm đồ trang sức, mũi khoan, dao cắt kính, … - Than xương, than gỗ, … có tính hấp phụ cao (gọi là than hoạt tính) được sử dụng làm mặt nạ phòng độc, khử mùi, … - Than chì làm điện cực, chất bôi trơn, ruột bút chì, … - Than cốc dùng làm nhiên liệu, nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim, … Lưu huỳnh (sulfur) Chlorine Xử lí nước sinh hoạt, bể bơi sản xuất chất tẩy rửa sản xuất nhựa PVC II. Sự khác nhau giữa phi kim và kim loại 1. Sự khác nhau về tính chất vật lí Kim loại Phi kim Tính dẫn điện, dẫn nhiệt - Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. - Thường không dẫn điện, dẫn nhiệt kém. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi - Thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao. - Kim loại hầu hết ở trạng thái rắn (trừ thủy ngân ở trạng thái lỏng). - Thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp. - Ở đk thường phi kim tồn tại ở cả ba thể: rắn (C, S, …), lỏng (Br 2 ), khí (Cl 2 , O 2 , …). Khối lượng riêng - Có khối lượng riêng lớn. - Có khối lượng riêng nhỏ.
❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu 1. [CTST - SGK] Hãy liệt kê các ứng dụng của carbon, lưu huỳnh và chlorine trong đời sống. Hướng dẫn giải Carbon Lưu huỳnh Chlorine - Kim cương làm đồ trang sức, mũi khoan, dao cắt kính, … - Than xương, than gỗ, … có tính hấp phụ cao (gọi là than hoạt tính) được sử dụng làm mặt nạ phòng độc, khử mùi, … - Than chì làm điện cực, chất bôi trơn, ruột bút chì, … - Than cốc dùng làm nhiên liệu, nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim, … - Lưu hóa cao su. - Sản xuất sulfuric acid. - Sản xuất dược phẩm. - Sản xuất thuốc diệt nấm. - Sản xuất pháo hoa, diêm. - Xử lí nước sinh hoạt, bể bơi. - Sản xuất chất tẩy rửa. - Sản xuất nhựa PVC. Câu 2. [CTST - SGK] Tìm hiểu thông tin từ sách, báo hay tài liệu học tập, em hãy giải thích vì sao than hoạt tính được sử dụng làm lõi lọc nước hoặc mặt nạ phòng độc? Hướng dẫn giải Vì than hoạt tính có tính hấp phụ có khả năng lưu giữ và lọc bỏ các chất độc hại. Câu 3. [CD - SGK] Cho bảng thông tin sau: Đơn chất t o nóng chảy ( o C) t o sôi ( o C) Đơn chất t o nóng chảy ( o C) t o sôi ( o C) Oxygen -218,4 -183,0 Nhôm 660,3 2518,0 Chlorine -101,5 -34,0 Sắt 1535,0 2861,0 Lưu huỳnh 106,8 444,7 Đồng 1084,6 2561,5 Phosphorus trắng 44,2 290,3 Vàng 1064,2 2856,0 (a) So sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các nguyên tố kim loại và phi kim trong bảng. (b) Cho biết ở điều kiện chuẩn, các nguyên tố trong bảng tồn tại ở thể nào? Vì sao? Hướng dẫn giải (a) Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của phi kim thấp còn kim loại thì cao. (b) Rắn: lưu huỳnh, phosphorus, nhôm, sắt, đồng, vàng. Khí: oxygen, chlorine. Câu 4. [CD - SGK] Cho phản ứng: 2Na + Cl 2 → 2NaCl KIẾN THỨC CẦN NHỚ 2. Sự khác nhau về tính chất hóa học Kim loại Phi kim Khả năng tạo ion - Có xu hướng nhường electron để tạo thành ion dương khi tham gia các phản ứng hóa học. VD: Na → Na + + 1e Mg → Mg 2+ + 2e Al → Al 3+ + 3e - Có xu hướng nhận electron để tạo thành ion âm khi tham gia các phản ứng hóa học. VD: Cl + 1e → Cl - S + 2e → S 2- N + 3e → N 3- Phản ứng với oxygen - Kim loại phản ứng với oxygen thường tạo thành oxide base. VD: 2Mg + O 2 ot  2MgO 3Fe + 2O 2 ot  Fe 3 O 4 - Phi kim phản ứng với oxygen thường tạo thành oxide acid. VD: C + O 2 ot  CO 2 S + O 2 ot  SO 2
(a) Viết quá trình cho và nhận electron của phản ứng trên. (b) Cho biết loại liên kết hóa học trong phân tử NaCl. Hướng dẫn giải (a) Na → Na + + 1e ; Cl +1e → Cl - (b) Liên kết ion phân tử NaCl là liên kết ion. Câu 5. Viết các phương trình hóa học xảy ra khi cho Na, Mg, Al, Cu, Ag, Au, C, S, P lần lượt tác dụng với khí oxygen dư (nếu có). Hãy cho biết sản phẩm tạo thành từ các phản ứng trên thuộc loại hợp chất nào? Hướng dẫn giải PTHH: 2Na + O 2 ot 2Na 2 O (oxide base) 2Mg + O 2 ot 2MgO (oxide base) 4Al + 3O 2 ot 2Al 2 O 3 (oxide lưỡng tính) 2Cu + O 2 ot 2CuO (oxide base) C + O 2 ot CO 2 (oxide acid) S + O 2 ot SO 2 (oxide acid) 4P + 5O 2 ot 2P 2 O 5 (oxide acid) ♦ BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 6. [CTST - SGK] Hãy tìm ví dụ minh họa cho việc sử dụng carbon làm chất dẫn điện Hướng dẫn giải VD than chì được dùng để làm điện cực trong quá trình điện phân. Câu 7. [CD - SGK] Lập bảng so sánh những điểm khác nhau về tính chất vật lí và tính chất hóa học của kim loại và phi kim Hướng dẫn giải Kim loại Phi kim TÍnh chất vật lí - Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. - Thường không dẫn điện, dẫn nhiệt kém. - Thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao. - Kim loại hầu hết ở trạng thái rắn (trừ thủy ngân ở trạng thái lỏng). - Thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp. - Ở đk thường phi kim tồn tại ở cả ba thể: rắn (C, S, …), lỏng (Br 2 ), khí (Cl 2 , O 2 , …). - Có khối lượng riêng lớn. - Có khối lượng riêng nhỏ. Tính chất hóa học - Kim loại có xu hướng nhường e. - Phi kim có xu hướng nhận e. Kim loại + oxygen → oxide base Phi kim + oxygen → oxide acid Câu 8. [CTST - SGK] Hãy lấy ví dụ minh họa cho sự khác nhau về tính chất giữa kim loại và phi kim. Hướng dẫn giải - Sắt, nhôm, đồng dẫn điện còn lưu huỳnh, phosphorus không dẫn điện. - Nhiệt độ nóng chảy của đồng cao (1084, 6 o C) còn lưu huỳnh thì thấp (106,8 o C). - Sắt tác dụng với oxygen tạo oxide base (Fe 3 O 4 ) còn carbon tạo oxide acid (CO 2 ). Câu 9. [CD - SGK] Cho các vật thể sau: đinh sắt, dây đồng, mẩu than đá, mẩu ruột bút chì. Dự đoán hiện tượng xảy ra khi dùng búa đập lên bề mặt các vật thể đó? Giải thích. Hướng dẫn giải Đinh sắt và đồng bị dẹt ra do kim loại có tính dẻo còn mẩu than đá, mẩu ruột bút chì bị vỡ vụn. Câu 10. [CD - SGK] Với lưu huỳnh và đồng, hãy cho biết: (a) Chất nào dẫn điện, chất nào không dẫn điện?
(b) Khi được đun nóng chất nào dễ chảy lỏng hơn? (c) Khi tác dụng với oxygen, chất nào tạo oxide base, chất nào tạo oxide acid? Hướng dẫn giải (a) Đồng dẫn điện còn lưu huỳnh không dẫn điện. (b) Khi đun nóng thì lưu huỳnh dễ chảy lỏng hơn vì lưu huỳnh là phi kim có nhiệt độ nóng chảy thấp. (c) Đồng tạo oxide base: 2Cu + O 2 ot 2CuO Lưu huỳnh tạo oxide acid: S + O 2 ot SO 2  BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn ♦ Mức độ BIẾT Câu 1. Nguyên tố nào sau đây là phi kim? A. Sodium. B. Magnesium. C. Carbon. D. Copper. Câu 2. Nguyên tố nào sau đây là phi kim? A. Potassium. B. Sulfur. C. Zinc. D. Aluminium. Câu 3. Nguyên tố nào sau đây là kim loại? A. Chlorine. B. Sulfur. C. Calcium. D. Carbon. Câu 4. Ứng dụng nào sau đây không phải của kim cương? A. Đồ trang sức. B. Mũi khoan. C. Chất bôi trơn. D. dao cắt kính. Câu 5. Ứng dụng nào sau đây không phải của than chì? A. Điện cực. B. Chất bôi trơn. C. Đồ trang sức. D. Ruột bút chì. Câu 6. Loại than có tính hấp phụ cao được sử dụng làm mặt nạ phòng độc, khử mùi, … được gọi là A. than đá. B. than cốc. C. than hoạt tính. D. than bùn. Câu 7. Ứng dụng nào sau đây không phải của lưu huỳnh (sulfur)? A. Lưu hóa cao su. B. Sản xuất dược phẩm. C. Sản xuất sulfuric acid. D. Sản xuất nhựa PVC. Câu 8. Ứng dụng nào sau đây không phải của chlorine? A. Xử lí nước sinh hoạt. B. Sản xuất chất tẩy rửa. C. Sản xuất pháo hoa. D. Sản xuất nhựa PVC. Câu 9. [CTST - SGK] Khí X được dùng để khử trùng nước sinh hoạt. Khí X là chất nào sau đây? A. CO 2 . B. O 2 . C. Cl 2 . D. N 2 . Câu 10. Tính chất vật lí nào sau đây là của kim loại? A. Dẫn điện, dẫn nhiệt kém. B. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao. C. Có khối lượng riêng nhỏ. D. Hầu hết ở trạng thái khí điều kiện thường. Câu 11. Tính chất vật lí nào sau đây không phải của kim loại? A. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. B. Nhiệt độ nóng chảy cao. C. Khối lượng riêng nhỏ. D. Hầu hết ở trạng thái rắn điều kiện thường. Câu 12. Tính chất vật lí nào sau đây là của phi kim? A. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. B. Nhiệt độ nóng chảy thấp. C. Khối lượng riêng lớn. D. Hầu hết ở trạng thái rắn điều kiện thường. Câu 13. Trong các phản ứng hóa học, các kim loại có xu hướng A. nhận electron. B. tạo thành ion âm. C. tạo thành ion dương. D. nhường proton.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.