Nội dung text KH BÀI DẠY ÔN THI: TỔNG HỢP VỀ THƠ.docx
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TỔNG HỢP VỀ THƠ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Củng cố các đơn vị kiến thức của bài học; nắm vững tri thức về đặc trưng của thể loại thơ; biết cách phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản, phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ văn bản truyện thông qua hệ thống bài tập đọc hiểu (3 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng)…. - HS giải quyết được bài tập về viết đoạn văn nghị luận văn học. - HS viết được văn bản nghị luận viết đánh giá một tác phẩm thơ. 2. Kỹ năng Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,... 3. Phẩm chất - Có ý thức học và ôn tập một cách nghiêm túc. B. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU 1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập 2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần. C. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP ÔN TẬP KIẾN THỨC VỀ THỂ LOẠI THƠ I. ÔN KIẾN THỨC CHUNG A. Văn bản văn học - Văn bản văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ, kết quả hoạt động sáng tác của cá nhân hoặc tập thể nhà văn và là đơn vị độc lập cơ bản của văn học. - Văn bản văn học có thể tồn tại dưới dạng truyền miệng hoặc dưới dạng viết (văn tự với quy mô có thể chỉ là một câu, vài dòng (tục ngữ, ca dao...) đến hàng vạn câu, hàng ngàn trang (sử thi, tiểu thuyết...). - Về cấu trúc, văn bản văn học là một hệ thống phức tạp gồm hàng loạt yếu tố thuộc các bình diện khác nhau của nội dung và hình thức. 1. Hình thức nghệ thuật của văn bản văn học - Hình thức nghệ thuật của văn bản văn học là cách tổ chức, kết nối mọi yếu tố (bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ, vẫn, nhịp...) nhằm tạo nên tinh chỉnh thể của tác phẩm. 1. Tính biểu cảm của văn bản văn học là khả năng văn bản gợi cho người đọc những cảm xúc như vui, buồn, yêu, ghét,.. 2. Thông điệp (của văn bản) là ý tưởng quan trọng nhất, là bài học, cách ứng xử mà tá giả muốn gui đến người đọc. - Ví dụ: Những thông điệp trong truyện cổ tích mà tác giả dân gian muốn gửi đến đọc là gieo nhân nào gặt quả ấy, ở hiền gặp lành, cái thiện thắng cái ác. B. Thơ
(Tố Hữu, Lượm) Cách ngắt nhịp ngăn 2/2 của từng dòng thơ và ngắt ở cuối mỗi dòng thơ trong vi trên góp phần tạo nên tiết tấu rộn ràng, vui tươi cho đoạn thơ, gợi lên hình ảnh hồn nhiều hoạt bát của chú bé Lượm. 6. Yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ làm cho bài thơ thêm gợi tả, hấp dẫn. Yếu tố miêu tả góp phần làm rõ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng. Yếu tố tự sự được dùng để thuật lại sự việc, câu chuyện khi cần. Cả hai yếu tố đều làm cho việc thể hiện tình cảm, cảm xúc trong thơ thêm sâu sắc, độc đáo. 7. Bố cục của bài thơ - Bố cục của bài thơ là sự tổ chức, sắp xếp các phần, các đoạn thơ theo một trình tự nhất định. Việc xác định bố cục giúp người đọc có cái nhìn tổng quát, biết rõ bài thơ có mấy phần, vị trí và ranh giới từng phần trong bài thơ, từ đó có thể xác định được mạch cảm xúc của bài thơ. 8. Mạch cảm xúc của bài thơ - Mạch cảm xúc của bài thơ là sự tiếp nối, sự vận động của cảm xúc trong bài thơ. VD: “VN quê hương ta” -Ng Đình Thi: Từ cx tự hào về vẻ đẹp trù phú, thanh bình của QH => CX tự hào, yêu thương tha thiết con ng VN. 9. Cảm hứng chủ đạo - Cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình cảm mãnh liệt, thường gắn với tư tưởng và đánh giá nhất định được thể hiện xuyên suốt tác phẩm, tác động đến cảm xúc của người đọc. VD:”Mẹ”-Đỗ Trung Lai: cảm hứng xót thương day dứt xen lẫn bất lực, nuối tiếc khi nhận ra dấu ấn thời gian và những nỗi vất vả của cuộc đời in hằn lên bóng dáng mẹ. C. Phân loại thể thơ - Thơ thuộc loại tác phẩm trữ tình, thiên về diễn tả tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Thơ có hình thức cấu tạo đặc biệt. Thơ cách luật có quy tắc nhất định về số câu, số chữ, gieo vần... 1. Thơ lục bát - Là thể thơ có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Một cặp câu lục bát gồm một dòng 6 tiếng (dòng lục) và một dòng 8 tiếng (dòng bát). - Về cách gieo vần tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó, tiếng thứ tám dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo. - Về ngắt nhịp: thơ lục bát thường được ngắt nhịp chẵn, ví dụ như 2/2/2, 2/4/2, 4/4,... - Về thanh điệu: sự phối hợp thanh điệu giữa các tiếng trong một cặp câu lục bát được thể hiện như sau: 2. Thơ tự do không có quy tắc nhất định về số câu số chữ, gieo vần,... như thơ cách luật. Bài thơ tự do có thể liền mạch hoặc chia thành các khổ thơ. Số dòng trong một khổ thơ và số chữ trong một dòng cũng không theo quy tắc. 3. Thơ bốn chữ, năm chữ - Thơ 4 chữ là thể thơ mỗi dòng có 4 chữ, thường có nhịp 2/2. - Thơ 5 chữ là thể thơ mỗi dòng có 4 chữ, thường có nhịp 2/3 hoặc 3/2.
- Không hạn chế về số lượng dòng thơ trong một khổ thơ, số khổ thơ trong một bài thơ và thường sử dụng đan xen vần chân với vần lưng. 4. Thơ sáu chữ, bảy chữ - Thơ sáu chữ là thể thơ mỗi dòng có sáu chữ. Thơ bảy chữ là thể thơ mỗi dòng có bảy chữ. Mỗi bài gồm nhiều khổ, mỗi khổ thường có bốn dòng thơ và có cách gieo vần, ngắt nhịp đa dạng. 5. Thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường - Thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường là các thể thơ làm theo những nguyên tắc thi luật chặt chẽ được đặt ra từ thời Đường (Trung Quốc). + Thơ thất ngôn bát cú luật Đường: Mỗi bài có tám câu, mỗi câu có bảy chữ. + Thơ tứ tuyệt luật Đường: Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy chữ. Thi luật của thơ thất ngôn bát cú và tử tuyệt luật Đường thể hiện qua bố cục, luật, niêm, vần, đối. - Bố cục của một bài thơ thất ngôn bát cú hay tứ tuyệt luật Đường đều gồm bốn phần: + Bố cục bài thơ thất ngôn bát củ luật Đường thường được chia theo các cặp câu: Đề (câu 1, 2: mở đầu và bắt đầu phát triển ý của bài thơ); Thực (câu 3, 4: triển khai ý của đề tài, miêu tả cụ thể về tình cảnh, sự việc); Luận (câu 5, 6: mở rộng, phát triển ý nghĩa vốn có hoặc đi sâu hơn vào tâm trạng, cảm xúc); Kết (câu 7, 8: thâu tóm ý nghĩa cả bài và kết ý). Tuy vậy, bố cục bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường cũng có thể chia theo những cách khác (ví dụ: bốn câu đầu — bốn câu cuối; sáu câu đầu – hai câu cuối...). + Bố cục bài thơ tứ tuyệt luật Đường thường được chia làm bốn phần: Khai (câu 1: khai mở ý của bài thơ); Thừa (câu 2: thường làm rõ thêm ý và mạch cảm xúc của phần Khai); Chuyển (câu 3: chuyển ý); Hợp (câu 4: kết ý). Nhưng cũng có thể chia bố cục bài thơ thuộc thể này thành hai phần: câu 1 – 2; câu 3 – 4. * Luật: - Luật thơ là cách sắp đặt tiếng bằng, tiếng trắc trong các câu của một bài thơ. - Luật bằng trắc của thơ thất ngôn bát cú hoặc thơ tứ tuyệt luật Đường thường được tóm tắt bằng câu: “nhất – tam – ngũ bất luận, nhị – tứ – lục phân minh”, tức là các tiếng (âm tiết) thứ nhất, thứ ba, thứ năm trong câu không cần sắp xếp theo đúng luật bằng trắc; còn các tiếng thứ hai, thứ tư, thứ sáu trong câu cần tuân theo luật bằng/ trắc rõ ràng. Nếu tiếng thứ hai của câu một là tiếng thanh bằng (thanh ngang hoặc thanh huyền) thì bài thơ làm theo luật bằng. Ví dụ: tiếng “thu” trong câu 1 – bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo cho biết bài thơ bát cú này làm theo luật bằng. Nếu tiếng thứ hai của câu một là tiếng thanh trắc (các thanh sắc, hỏi, ngã, nặng) thì bài thơ làm theo luật trắc. Ví dụ: tiếng “dạ” trong câu 1 – bài thơ Nguyên tiêu của Hồ Chí Minh: Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên cho biết bài thơ tứ tuyệt này làm theo luật trắc. * Niêm: Sự kết dính về âm luật của hai câu thơ trong bài thơ luật Đường được gọi là niệm. Hai câu thơ được gọi là niêm với nhau khi tiếng thứ hai của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc; như vậy, bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Thơ thất ngôn bát cú luật Đường quy định niêm luật như sau: câu 1 niệm với câu 8; câu 2 niệm với câu 3; câu 4 niệm với câu 5; câu 6 niệm với câu 7. Thơ tứ tuyệt luật