PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text (Bản xem) KHBD Phần Sinh Học KHTN 9.pdf

Tác giả: Hoàng Trọng Kỳ Anh (Thầy Hoàng Oppa) KẾ HOẠCH BÀI DẠY KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 BIÊN SOẠN THEO TỪNG BÀI HỌC ĐẦY ĐỦ CẢ NĂM CÓ TÁCH RIÊNG TỪNG SÁCH CTST, KNTT, CÁNH DIỀU BÀI 33: GENE LÀ TRUNG TÂM CỦA DI TRUYỀN HỌC Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 9 Thời gian thực hiện: 04 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Nêu được khái niệm di truyền, khái niệm biến dị. - Nêu được khái niệm nucleic acid. Kể tên được các loại nucleic acid: DNA (deoxyribonucleic acid) và RNA (ribonucleic acid). - Thông qua hình ảnh, mô tả được DNA có cấu trúc xoắn kép, gồm các đơn phân là 4 loại nucleotide các nucleotide liên kết giữa 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung. - Giải thích được vì sao chỉ từ 4 loại nucleotide nhưng tạo ra được sự đa dạng của phân tử DNA. - Nêu được chức năng của DNA trong lưu trữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền. - Trình bày được RNA có cấu trúc một mạch, chứa 4 loại ribonucleotide. - Phân biệt được các loại RNA dựa vào chức năng. - Nêu được khái niệm gene. - Nêu được gene quy định tính di truyền và biến dị ở sinh vật qua đó gene được xem là trung tâm của di truyền học. - Nêu được sơ lược về tính đặc trưng cá thể của hệ gene và một số ứng dụng của phân tích DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm... 2. Về năng lực a) Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về di truyền, biến dị, vật chất di truyền ở cấp độ tế bào. - Giao tiếp và hợp tác: + Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về di truyền, biến dị, vật chất di truyền ở cấp độ tế bào. + Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận nội dung bài học đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo; - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để thảo luận hiệu quả, giải quyết các vấn đề trong bài học và hoàn thành các nhiệm vụ học tập. b) Năng lực khoa học tự nhiên * Nhận thức khoa học tự nhiên:
Tác giả: Hoàng Trọng Kỳ Anh (Thầy Hoàng Oppa) - Nêu được khái niệm di truyền, khái niệm biến dị. - Nêu được khái niệm nucleic acid. Kể tên được các loại nucleic acid: DNA (deoxyribonucleic acid) và RNA (ribonucleic acid). - Thông qua hình ảnh, mô tả được DNA có cấu trúc xoắn kép, gồm các đơn phân là 4 loại nucleotide các nucleotide liên kết giữa 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung. - Giải thích được vì sao chỉ từ 4 loại nucleotide nhưng tạo ra được sự đa dạng của phân tử DNA. - Nêu được chức năng của DNA trong lưu trữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền. - Trình bày được RNA có cấu trúc một mạch, chứa 4 loại ribonucleotide. - Phân biệt được các loại RNA dựa vào chức năng. - Nêu được khái niệm gene. - Nêu được gene quy định tính di truyền và biến dị ở sinh vật qua đó gene được xem là trung tâm của di truyền học. - Nêu được sơ lược về tính đặc trưng cá thể của hệ gene và một số ứng dụng của phân tích DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm... 3. Về phẩm chất - Chăm chỉ: Tham gia tích cực trong các hoạt động học tập. - Trung thực: Trong hoạt động, báo cáo kết quả hoạt động. - Trách nhiệm: Sử dụng hợp lý thời gian trong các hoạt động học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Hình ảnh tư liệu về nitrogenous base, nucleotide, DNA, RNA, gene. - Máy chiếu, bảng nhóm; - Video tư liệu: + Cấu tạo DNA: https://www.youtube.com/watch?v=fsZxi9Um5Ck - Phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: Nghiên cứu thông tin SGK trang 159, hoàn thành nội dung bảng sau Khái niệm Ví dụ Di truyền Biến dị
Tác giả: Hoàng Trọng Kỳ Anh (Thầy Hoàng Oppa) Di truyền học Câu 2: Lựa chọn từ ngữ thích hợp để hoàn thành các câu sau: 1. Sự di truyền và biến dị ở sinh vật được quy định bởi (1) .............................. 2. Vật chất di truyền ở sinh vật nhân sơ, sinh vật nhân thực là (2) ...................... 3. Một số loại virus có vật chất di truyền là (3) ................................................. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1: Theo dõi video về cấu tạo của DNA, chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn thông tin sau: - DNA (deoxyribonucleotide) gồm hai mạch ........................ liên kết với nhau bằng liên kết ................. tạo thành cấu trúc ........................... - Mỗi mạch DNA cấu tạo từ 4 loại nucleotide với các nitrogenous base là ........................., ..........................., ............................, ......................... + Cytosine liên kết với ................ bằng ................................................ + ..................... liên kết với Adenin bằng .............................................. - Hai chuỗi polynucleotide trong phân tử DNA song song và ........................ nhau. Câu 2: Nghiên cứu thông tin SGK trang 161, giải thích vì sao có 4 loại nucleotide có thể tạo nên sự đa dạng của DNA? .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Câu 3: Cho biết chức năng của DNA? .................................................................................................................................. ................................................................................................................................. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Dạy học theo nhóm. - Phương pháp trực quan, vấn đáp. - Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan. - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK. B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) a) Mục tiêu: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề tìm hiểu về gene.
Tác giả: Hoàng Trọng Kỳ Anh (Thầy Hoàng Oppa) b) Nội dung: GV tổ chức HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: (?) Các đặc điểm sinh học của người như màu tóc, màu da, màu mắt do yếu tố nào quy định? Yếu tố đó có mang tính đặc thù của mỗi cá thể không? c) Sản phẩm: Bước đầu nêu quan điểm cá nhân. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: - GV tổ chức hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi: (?) Các đặc điểm sinh học của người như màu tóc, màu da, màu mắt do yếu tố nào quy định? Yếu tố đó có mang tính đặc thù của mỗi cá thể không? Nhận nhiệm vụ Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ Quan sát. Thực hiện nhiệm vụ Báo cáo kết quả: Yêu cầu đại diện 1 số HS nêu ý kiến. GV chưa đánh giá, chỉ để HS nêu quan điểm cá nhân. Đại diện 1 số HS phát biểu. Chuyển ý: Tại sao ở người, con cái có những đặc điểm giống và không giống với bố, mẹ? Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1. Tìm hiểu khái niệm di truyền, biến dị (15 phút) a) Mục tiêu: - Phát biểu được khái niệm di truyền, biến dị. Lấy được ví dụ minh họa. b) Nội dung: 1. Phát vấn về đặc điểm di truyền và biến dị giữa HS với người thân để hình thành cơ sở dẫn dắt vào vấn đề di truyền và biến dị. (?) Cho biết một số đặc điểm của em giống và khác với bố, mẹ, anh chị em trong gia đình? 2. Tổ chức thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 1. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. 1. HS nêu được điểm giống và khác nhau giữa bản thân và người thân. 2. Dự kiến đáp án PHT PHIẾU HỌC TẬP Câu 1: Nghiên cứu thông tin SGK trang 150, hoàn thành nội dung bảng sau Khái niệm Ví dụ

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.