PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Đề cương chi tiết CTĐT Đại học GDTH 2018.docx

1 ĐỀ CƯƠNG CÁC HỌC PHẦN I. Khối kiến thức đại cương 1. Triết học Mác – Lênin ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN 1. Thông tin về môn học 1.1. Tên môn học: Triết học Mác – Lênin (Dùng cho sinh viên bậc đại học khối không chuyên ngành Lý luận chính trị) 1.2. Mã môn học: CT111 1.3. Môn học bắt buộc/tự chọn: Không 1.4. Đơn vị phụ trách môn học + Khoa : Giáo dục chính trị + Tổ: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 1.5. Số lượng tín chỉ : 03 - Lý thuyết : 32 - Xêmina: 26 1.6. Các môn học tiên quyết: Không 1.7. Mô tả môn học - Nắm được những nguyên lý cơ bản nhất về triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin. - Có mối quan hệ trực tiếp với các môn học như: Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh. - Có quan hệ chặt chẽ với những môn học như: Chính trị học, Tôn giáo học, Mỹ học và giáo dục thẩm mỹ cho học sinh phổ thông, Đạo đức nghề nghiệp, Một số chuyên đề triết học, Sự vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam. 2. Mục tiêu môn học 2.1. Kiến thức: - Hiểu và biết phân tích các phạm trù, quy luật cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. - Lý giải và gọi tên được các quy luật khách quan phổ biến của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. 2.2. Kĩ năng - Biết vận dụng tư duy biện chứng và thế giới quan duy vật để lý giải những vấn đề thực tiễn trong đời sống xã hội. - Biết lý giải và truyền thụ cho người học những quy luật chung của xã hội để có thể định hướng hoạt động của cá nhân phục vụ xã hội. - Biết vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận đã học vào chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của bản thân. - Nhận diện được các quan điểm sai trái khi hiểu không đúng về quá trình tồn tại, phát triển của con người cũng như xã hội loài người. 2.3. Thái độ
2 - Có thái độ khách quan, khoa học khi nhận diện, đánh giá các quan điểm sai trái, vi phạm nguyên tắc: khách quan, toàn diện, phát triển,… khi xem xét, nghiên cứu sự vật, hiện tượng cũng như có thái độ đúng đắn, bảo vệ cái tốt, cái tiến bộ, cái tích cực. - Có các hoạt động tích cực trong việc thực hiện và tuyên truyền bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, phục vụ cho việc phát triển con người một cách toàn diện. - Nhận biết các yêu cầu và trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân đối với việc xây dựng, củng cố xã hội phát triển. Đồng thời, có thái độ khách quan, khoa học, đúng đắn khi nghiên cứu về sự vận động, phát triển của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. - Tham gia và hoàn thành trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội trong các hoạt động kinh tế, hoạt động đấu tranh giai cấp, hoạt động đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và những giá trị chung của nhân loại. 2.4. Năng lực - Hình thành phẩm chất chính trị - Năng lực dạy học. - Hiểu biết các vấn đề xã hội - Làm việc nhóm. 3. Nội dung môn học Chương Kết quả cần đạt Nội dung Hình thức, PP, PT DH Thời lượng trên lớp I. Triết học và vai trò của nó trong đời sống xã hội Kết thúc chương I, SV cần phải : - Nắm được khái niệm triết học, nguồn gốc ra đời, chức năng và vấn đề cơ bản của của triết học học. - Hiểu rõ về sự ra đời và phát triển của triết học Mác – Lênin cũng như vai trò của nó trong đời sống xã hội qua đó thấy được tầm quan trọng của việc học tập môn học Triết học Mác – Lênin 1.1. Triết học và vấn đề cơ bản của triết học 1.1.1. Khái lược về triết học 1.1.2. Vấn đề cơ bản của triết học 1.1.3. Biện chứng và siêu hình 1.2. Triêt học Mác – Lênin và vai trò của nó trong đời sống xã hội 1.2.1. Sự ra đời và phát triển của triết học Mác - Lênin 1.2.2. Đối tượng và chức năng của triết học Mác – Lênin 1.2.3.Vai trò của triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội - GV thuyết trình trước lớp. -SV nghiên cứu tài liệu theo hình thức cá nhân. -LT: 04 -TL: 03 II. Chủ nghĩa duy vật biện Kết thúc chương II, SV cần phải : 2.1. Vật chất và ý thức 2.1.1. Vật chất và các hình thức tồn tại của vật chất -Thuyết trình+ Thảo luận. -SV nghiên cứu LT: 10 TL: 08
3 chứng -Hiểu rõ phạm trù vật chất và ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. - Vận dụng được mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào trong hoạt động nhận thức và thực tiễn. -Hiểu và biết phân tích các phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật. -Lý giải và gọi tên được các quy luật khách quan phổ biến của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. -Nắm được các nguyên tắc nhận thức luận cơ bản và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. 2.1.2. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức 2.1.3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức 2.2. Phép biện chứng duy vật 2.2.1. Hai loại hình biện chứng và phép biện chứng duy vật 2.2.2. Nội dung của phép biện chứng duy vật 2.3. Lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng 2.3.1. Nguồn gốc, bản chất của nhận thức 2.3.2. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức 2.3.3. Các giai đoạn của quá trình nhận thức 2.3.4. Quan điểm biện chứng duy vật về chân lý tài liệu theo hình thức cá nhân. - Cá nhân SV chuẩn bị sẵn các câu trả lời thảo luận do GV yêu cầu. - Trên lớp : SV trình bày; các nhóm trao đổi, thảo luận; SV ghi lại phần kết luận của GV. III. Chủ nghĩa duy vật lịch sử Kết thúc chương III, SV cần phải : - Phát hiện, luận giải những nguyên nhân kinh tế của sự liên kết hoặc rạn vỡ những quan hệ người - người trong xã hội dựa trên cơ sở phân tích các quy luật trong xã hội như quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực 3.1. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội 3.1.1. Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội 3.1.2. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất 3.1.3. Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 3.1.4. Sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên -Thuyết trình+Thảo luận. -SV nghiên cứu tài liệu theo hình thức cá nhân. - Cá nhân SV chuẩn bị sẵn các câu trả lời thảo luận do GV yêu cầu. - Trên lớp : SV trình bày; các nhóm trao đổi, thảo luận; SV ghi lại phần kết luận -LT: 18 -TL: 15
4 lượng sản xuất, quy luật đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc,… - Hiểu được bản chất của cuộc đấu tranh giai cấp và vai trò của nó đối với sự phát triển của xã hội qua đó thấy được ý nghĩa của việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. - Hiểu được thực chất của vấn đề bản chất con người và xu hướng phát huy nguồn lực con người. 3.2. Giai cấp và dân tộc 3.2.1. Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp 3.2.2. Dân tộc, quan hệ giai cấp – dân tộc – nhân loại 3.3. Nhà nước và cách mạng xã hội 3.3.1. Nhà nước 3.3.2. Cách mạng xã hội 3.3.3. Phương pháp cách mạng 3.3.4. Vấn đề cách mạng xã hội trên thế giới hiện nay 3.4. Ý thức xã hội 3.4.1 Khái niệm tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội 3.4.2. Ý thức xã hội và kết cấu của ý thức xã hội 3.5. Triết học về con người 3.5.1. Khái niệm con người và bản chất con người 3.5.2. Hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người 3.5.3. Vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử 3.5.4. Vấn đề con người trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam của GV. 4. Học liệu 4.1. Bắt buộc 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Giáo trình Triết học Mác-Lênin (Dành cho bậc đại học – Không chuyên ngành ý luận chính trị), Tài liệu phục vụ giảng dạy thí điểm. 4.2. Tham khảo 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia. 2. Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị (2008), Một số chuyên đề về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tập 1, Nxb Lý luận chính trị.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.