PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 1020. De HSG KHTN THCS Nguyen Truong To nam 2024 - 2025.pdf

Lưu Văn Dầu – Chemistry không ở đâu xa mà ở chính trong tim chúng ta 1 NGUYỄN TRƯỜNG TỘ NĂM 2024 - 2025 A. PHẦN CHUNG (4,0 điểm) I. Trắc nghiệm (2,0). Ghi chữ cái A, B, C hoặc D cho phương án trả lời đúng. Câu 1. Trong dạ dầy con người có một lượng acid HCl ổn định và acid này có tác dụng trong quá trình tiêu hoá thức ăn. Vì lí do nào đó lượng acid này tăng lên sẽ gây nên hiện tượng đau dạ dày. Chất nào sau đây được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày ? A. NaCl. B. NaHCO3. C. CaCO3. D. Ca(OH)2. Câu 2. Albumin là protein có nhiều nhất trong huyết tương, chiếm tới 60% tổng protein huyết tương. Một người có hàm lượng albumin huyết tương thấp, lượng albumin giảm do bị hỏng thận. Ở bệnh nhân này bộ phận nào sau đây của thận đã bị hỏng? A. Cầu thận. B. Ống thận. C. Bể thận. D. Ống góp. Câu 3. Trong quá trình quang hợp, cây xanh chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành dạng năng luợng nào sau đây ? A. Cơ năng. B. Hóa năng. C. Động năng. D. Quang năng. Câu 4. Trường hợp nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra? A. Khi bị xì hơi, quả bóng bay xẹp lại. B. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên. C. Ấn tay vào quả bóng bay, quả bóng bị lõm xuống. D. Khi được bơm, lốp xe đạp phồng lên. II. Trắc nghiệm đúng sai (1,0 điểm). Ghi chú Đ (hoặc S) cho phương án trả lời đúng (hoặc sai) Câu 5. Nghiên cứu trên 3 bệnh nhân A, B, C có rối loạn trong quá trình tiêu hóa ở dạ dày. Trong đó: Bệnh nhân A không tiết được HCl, bệnh nhân B không tiết được pepsinogen, bệnh nhân C không tiết được cả 2 chất trên. Các phát biểu sau đây đúng hay sai? Nhận xét Đ/S a. Nếu bổ sung enzyme pepsin, cả 3 bệnh nhân sẽ đều tiêu hóa bình thường. b. Trong dạ dày, enzyme Pepsin có vai trò tiêu hóa Protein. c. HCl và pepsinogen do tuyến vị nằm ở lớp niêm mạc dạ dày tiết ra. d. Hoạt động tiêu hóa ở ruột non của cả 3 bệnh nhân vẫn diễn ra bình thường. III. Trả lời ngắn (1,0 điểm). Ghi đáp án đúng vào giấy cho mỗi câu trả lời sau: Câu 6. Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng Mặt trời của thực vật, tảo và một số vi khuẩn để tạo ra hợp chất hữu cơ phục vụ bản thân cũng như làm nguồn thức ăn cho hầu hết các sinh vật trên Trái Đất, giúp cân bằng lượng khí O2 và CO2 trong khí quyển. ̧nh s ̧ng 2 2 6 12 6 2 chlorophin glucose 6CO 6H O C H O 6O + ⎯⎯⎯⎯→ + Phản ứng tổng hợp glucose trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng 2813 kJ cho mỗi mol glucose tạo thành. Nếu trong 1 phút mỗi cm2 lá xanh nhận được khoảng 2,093 J năng lượng từ Mặt trời (chỉ có 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucose). Cho biết với một ngày nắng (thời gian nắng tỉnh từ 7h-17h) diện tích lá xanh là 1m2 thì lượng glucose tổng hợp được là bao nhiêu gam. Câu 7. Một người có 5 Lít máu, bình thường hàm lượng Hb trong máu khoảng 15 gam/100 mL máu có khả năng liên kết với 20 mL oxygen. Hỏi người bình thường cơ thể có bao nhiêu mL oxygen trong máu. Câu 8. Điền từ còn thiếu vào dấu “...” để được nội dung hoàn thiện, đúng. Một hiện tượng thiên nhiên đặc biệt phổ biến xảy ra ở khắp mọi nơi trên Trái Đất của chúng ta, đó là sấm sét. Sự (1)......mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bốc lên cao là một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện. Khi hai đám mây tích điện (2)..... lại gần nhau, giữa hai đám mây có hiện tượng phóng (3)....và ta nhìn thấy (4)..... Vài giây sau ta mới nghe thấy tiếng nổ, có gọi là sấm.
Lưu Văn Dầu – Chemistry không ở đâu xa mà ở chính trong tim chúng ta 2 B. PHẦN RIÊNG (16,0 điểm ) Câu 9 (4,0 điểm). 1. Một mẫu nước được thử nghiệm định tính để xác định sự có mặt của một số ion. Mẫu nước được cho vào 4 ống nghiệm, sau đó nhỏ mỗi loại thuốc thử vào ống nghiệm và ghi nhận hiện tượng như sau: Ống Thuốc thử Hiện tượng 1 Na2CO3 Xuất hiện kết tủa 2 BaCl2 Xuất hiện kết tủa 3 NaOH Xuất hiện kết tủa 4 HNO3 Sủi bọt khí Mẫu nước trên có thể chứa những ion nào trong số các ion sau đây: H + , 2 Ca + , 2 4 SO − , HCO3 − , 2 CO3 − . 2. Chuẩn độ là phương pháp thực hiện nhằm xác định nồng độ của một chất tan trong dung dịch. Chất cần được chuẩn độ được chứa trong bình tam giác (eclene) phản ứng với chất đã biết nồng độ được chứa trong dụng cụ nhỏ giọt (burette) đặt phía trên bình tam giác. Thời điểm lượng chất phản ứng vừa đủ được xác định thông qua việc trao đổi màu rõ rệt (thường bền trong 10s) của chất chỉ thị. Thực hiện thí nghiệm chuẩn độ acid – base (phản ứng trung hòa) sau: Cho dung dịch NaOH (A) và dung dịch NaOH (B) chưa biết nồng độ: + Trộn A với B theo tỉ lệ thể tích tương ứng là 2 : 3 thu được dung dịch X. + Trộn A với B theo tỉ lệ thể tích tương ứng là 3 : 2 thu được dung dịch Y. + Trộn A với B theo tỉ lệ chưa xác định được dung dịch Z. Lấy 10 mL mỗi dung dịch X, Y, Z lần lượt cho vào bình tam giác có kí hiệu tương ứng, nhỏ thêm 1-2 giọt phenolphtalein vào bình tam giác. Thực hiện chuẩn độ dung dịch trong bình tam giác bằng dung dịch HCl 0,2M trên dụng cụ nhỏ giọt có vạch mức thể tích ở mốc số 0. Cho từ tù dung dịch HCl vào bình tam giác và lắc đều đến khi màu hồng vừa mất thì thể tích của dung dịch HCl đã dùng được thể hiện ở bảng sau: X Y Z Thể tích bình tam giác (mL) 10 10 10 Thể tích dung dịch HCl (mL) 7 8 6 Xác định tỉ lệ thể tích của dung dịch A với dung dịch B để thu được dung dịch Z ở trên. 3. Để loại bỏ ammonium ion ( NH4 + ) trong nước thải, trước tiên người ta phải kiềm hóa dung dịch nước thải bằng dung dịch NaOH đến pH = 11; sau đó cho chảy từ trên xuống trong một tháp được nạp đầy các vòng đệm bằng sứ, còn không khí được thổi ngược từ dưới lên để oxi hoá NH3. Phương pháp này loại bỏ được khoảng 95% lượng ammonium ion trong nước thải. a. Viết các phương trình hóa học minh họa cho cách làm trên. Trong quá trình loại bỏ ammonium ion, phương pháp ngược dòng có vai trò gì? b. Kết quả phân tích hai mẫu nước thải khi chưa được xử lý như sau: Mẫu Mẫu nước thải Hàm lượng ammonium ion trong nước thải (mg/L) 1 Nhà máy phân đạm 18 2 Bãi chôn lấp rác 160 Giả sử tiến hành xử lí hai mẫu nước thải theo phương pháp trên. Hai mẫu nước thải đã cho sau khi xử lý có đạt tiêu chuẩn để thải ra môi trường hay không? Vì sao? (Biết rằng tiêu chuẩn hàm lượng ammonium ion cho phép là 1,0 mg/L).
Lưu Văn Dầu – Chemistry không ở đâu xa mà ở chính trong tim chúng ta 3 Câu 10 (3,0 điểm). Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Biết: X là nguyên tố kim loại tham gia vào quá trình tổng hợp hemoglobin trong máu, giúp vận chuyển oxygen từ phổi đến các tế bào, đơn chất tạo bởi nguyên tố X có từ tính; A1, A2, A3, A4, A5, A6 là hợp chất chứa X; A3 là oxide chứa 30% oxygen. Đốt cháy A1 thu được A3 và khí có mùi hắc; cho A A A A A A A A 3 5 2 1 4 3 6 1 M M 340; M M 280; M M M M + = − =    Xác định các chất A1, A2, A3, A4, A5, A6 và viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa trên. Câu 11 (3,0 điểm). Trong công nghiệp, chất rắn copper (II) sulfate pentahydrate (CuSO4.5H2O) được sản xuất từ copper (II) oxide (CuO) theo 2 giai đoạn: 2 4 dung dÞch H SO kÕt tinh CuO CuSO CuSO .5H O ⎯⎯⎯⎯⎯⎯→ ⎯⎯⎯⎯→ 4 4 2 a. Từ 1 tấn nguyên liệu chứa 96% copper (II) sulfate theo khối lượng (còn lại là tạp chất trơ) sẽ thu được bao nhiêu kg copper (II) sulfate pentahydrate (rắn), biết hiệu suất của quá trình là 85%. b. Một ao nuôi thủy sản có diện tích mặt nước là 3000 m2 , độ sâu trung bình của nước trong ao là 0,8m, đang có hiện tượng phú dưỡng. Để xử lí tảo xanh có trong ao, người ta cho copper (II) sulfate pentahydrate vào ao trong 3 ngày, mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 0,25 gam cho 1m3 nước trong ao. Hãy cho biết tổng khối lượng (kg) copper (II) sulfate pentahydrate cần sử dụng. Câu 12 (3,0 điểm). R là kim loại có hóa trị không đổi. Hòa tan hoàn toàn oxide của kim loại R bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 14,7% thu được dung dịch A có nồng độ 16,981%. a. Xác định công thức oxide của R. b. Mặt khác, hòa tan hết 6 gam oxide của R bằng một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 thu được dung dịch B. Làm bay hơi nước của dung dịch B được 38,4 gam chất rắn A. Xác định công thức của chất rắn A. Câu 13 (3,0 điểm). Hỗn hợp gồm Al, FexOy. Trong phòng thí nghiệm, tiến hành phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành hai phần, phần một cho tác dụng với dung dịch NaOH loãng dư, sau phản ứng thu được 743,7 mL khí H2 (đkc) và còn lại 2,24 gam chất rắn không tan. Phần hai cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, sau phản ứng thu được 8,9244 lít khí SO2 (đkc) và dung dịch A. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH thì khối lượng kết tủa lớn nhất thu được là 35,84 gam. a. Tính m và xác định công thức của iron oxide. b. Trong thực tế, hỗn hợp X được dùng để hàn đường ray tàu hỏa. Một vết nứt trên đường ray tàu hỏa có thể tích 5,32 cm3 . Để hàn vết nứt trên cần dùng hỗn hợp X (Al, FexOy) với tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1. Biết lượng Fe cần hàn chiếm 79% lượng Fe sinh ra, khối lượng riêng của Fe là 7,9 g/cm3 . Giả sử sản phẩm sinh ra trong phản ứng chỉ có Fe, Al2O3 và hiệu suất phản ứng đạt 95%. Tính khối lượng hỗn hợp X cần dùng.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.