Nội dung text BÀI 22. BIẾN DẠNG CỦA VẬT RẮN. ĐẶC TÍNH CỦA LÒ XO (2 tiết).pdf
Ngày soạn:.../.../... Ngày dạy:.../.../... CHƯƠNG 9. BIẾN DẠNG CỦA VẬT RẮN BÀI 22. BIẾN DẠNG CỦA VẬT RẮN. ĐẶC TÍNH CỦA LÒ XO (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết đến biến dạng kéo, biến dạng nén. Biết được độ biến dạng của lò xo, giới hạn đàn hồi của lò xo. 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học: tích cực thực hiện các nhiệm vụ cá nhân cũng như các nhiệm vụ đặt ra cho các nhóm. Năng lực giao tiếp và hợp tác: biếtsử dụng ngôn ngữ kết hợp với loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận, lập luận để giải quyết các vấn đề được đặt ra trong bài học. - Năng lực môn vật lí: Năng lực nhận thức vật lí: + Nêu được sự biến dạng kéo, biến dạng nén. + Mô tả được các đặc tính của lò xo: giới hạn đàn hồi, độ giãn, độ cứng. Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí: Thực hiện thí nghiệm đơn giản để nêu được sự biến dạng nén, biến dạng kéo. 3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, sáng tạo trong học tập, có ý thức vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: SGK, SGV, Giáo án. Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học. Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh: Sách giáo khoa Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài học mới. b. Nội dung: GV đặt câu hỏi vui, cho HS quan sát hình ảnh, yêu cầu HS suy nghĩ, đưa ra ý kiến của cá nhân. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu câu hỏi mở đầu bài hoc: Tại sao khi ta đặt vật lên bàn cân, kim chỉ của cân quay đến một vạch xác định, sau đó kim chỉ sẽ trở lại vị trí ban đầu nếu ta lấy vật ra (Hình 22.1a)? Các lò xo gắn dưới yên xe đạp (Hình 22.1b) có công dụng gì?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ về câu hỏi mà GV đưa ra. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận HS đưa ra câu trả lời. TL: - Khi nhấc vật ra khỏi cân, kim chỉ sẽ trở về vị trí ban đầu do bên trong cân có hệ thống được cấu tạo bởi chiếc lò xo có tính đàn hồi. - Lò xo gắn dưới yên xe đạp có tác dụng giảm xóc khi đi vào đường gồ ghề. Bước 4. Đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận - GV đặt vấn đề: Trong ví dụ trên, ta thấy đĩa cân hay chiếc yên xe đều có gắn với chiếc lò xo. Vậy lò xo có tác dụng gì, bài này, ta sẽ khảo sát các đặc tính quan trọng của lò xo cũng như ứng dụng của lò xo trong cuộc sống hằng ngày và kĩ thuật công nghệ. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Thí nghiệm về biến dạng kéo và biến dạng nén. a. Mục tiêu: - HS biết cách thực hiện thí nghiệm đơn giản để nêu được sự biến dạng kéo và biến dạng nén.
b. Nội dung: GV giảng giải, phân tích, yêu cầu HS đọc sgk, thảo luận, trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được khái niệm, biết công thức thính tốc độ trung bình và tốc độ tức thời thực hiện được bài tập vận dụng. d. Tổ chức thực hiện : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu thí nghiệm về biến dạng nén và biến dạng kéo. Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đưa ra ví dụ và đặt câu hỏi: Khi em nắm chặt vạt áo hay nùi lau bảng, e thấy có hiện tuọng gì về hình dạng của vạt áo và nùi lau bảng? Kết hợp với thông tin SGK, e rút ra được nhận xét gì? - Sau đó, GV yêu cầu HS trả lời câu Thảo luận 1: Nêu một số ví dụ về vật không phải là vật rắn và giải thích tại sao đó không phải là vật rắn. * Thí nghiệm về biến dạng kéo - GV nêu mục đích làm thí nghiệm và giới thiệu dụng cụ làm thí nghiệm. Sau đó cho HS thực hành làm thí nghiệm theo gợi ý trong SGK. - Sau khi HS thực hiện làm thí nghiệm thì báo cáo kết quả thí nghiệm: Nhận xét về hình dạng kích thước của sợi dây cao su và độ lớn của lực do tay tác động. 1. Thí nghiệm về biến dạng nén và biến dạng kéo. Trả lời: Khi em nắm chặt vạt áo hay nùi lau bảng, vạt áo và nùi lau bảng sẽ bị biến dạng là bị nhàu lại. Rút ra nhận xét: Dưới tác dụng của ngoại lực đủ lớn, hình dạng và kích thước của vật sẽ bị thay đổi. Tùy theo độ lớn của lực tác dụng, hình dạng và kích thước của vật có thể thay đổi theo nhiều cách khác nhau. *Thảo luận 1: Nước, không khí, viên đất sét... vv không phải là vật rắn vì khoảng cách giữa 2 điểm bất kỳ trên vật có thể biến