Nội dung text Đề kiểm tra 45 phút - Đề 2.1.doc
Trang 1 HỌC KÌ 1 ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT ĐỀ SỐ 2 ĐỀ 2.1 Câu 1. Cho các quá trình sau: (a) Bông kéo thành sợi. (d) Làm sữa chua. (b) Cho vôi sống vào nước (tôi vôi). (c) Làm kem. Các quá trình có xảy ra hiện tượng hoá học là A. (a) và (b). B. (a) và (c). C. (b) và (d). D. (c) và (d). Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong phản ứng hóa học, luôn xảy ra sự toả nhiệt và phát sáng. B. Tốc độ của phản ứng hóa học tỉ lệ nghịch với diện tích tiếp xúc bề mặt của các chất tham gia. C. Trong phản ứng hóa học, liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. D. Các phân tử trước và sau phản ứng hoá học không khác nhau. Câu 3. Để sản xuất rượu bằng phương pháp thủ công người ta làm như sau: Thóc xay 1 Gạo 2 naáu côm Cơm men 3 Đường glucozơ men 4 Rượu Giai đoạn xảy ra sự biến đổi hoá học là: A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (4). Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi vật thể này thành vật thể khác. B. Trong phản ứng hoá học tổng khối lượng chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng chất sản phẩm tạo thành sau phản ứng. C. Hiện tượng chất thay đổi trạng thái mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu gọi là hiện tượng hoá học. D. Hệ số trong phương trình hoá học cho biết số nguyên tử trong phân tử chất. Câu 5. Đốt 2,4 g bột magie (Mg) trong khí oxi (O 2 ) thu được 4 g magie oxit (MgO). Khối lượng của khí oxi đã tham gia phản ứng là A. 1,6 g. B. 3,2 g. C. 6,4 g. D. 2,0 g. Câu 6. Hiện tượng nào sau đây là đúng? A. Đốt miếng đồng trong không khí, khối lượng miếng đồng giảm đi. B. Nung đá vôi ở 900°C, khối lượng chất rắn thu được tăng lên so với khối lượng đá vôi ban đầu. C. Đốt cháy P trong oxi làm khối lượng P giảm đi. D. Nung nóng hợp chất Cu(OH) 2 , khối lượng chất rắn thu được giảm đi so với khối lượng Cu(OH) 2 ban đầu. Câu 7. Trong công nghiệp, sản xuất axit HCl gồm các công đoạn sau: Các công đoạn trong đó có xáy ra hiện tượng vật lí là: A. (1), (2), (3), (6). B. (2), (3), (4), (6). C. (2), (3), (4), (5). D. (1), (4), (5), (6). Câu 8. Phản ứng hóa học được ghi theo phương trình chữ: Khí oxi + Khí hiđro t Nước Sản phẩm của phản ứng trên là A. khí oxi. B. nước. C. khí hiđro. D. khí oxi, khí hiđro. Câu 9. Metan cháy mãnh liệt trong khí oxi tạo ra khí cacbonic và hơi nước. Phản ứng trên được biểu diễn bằng phương trình chữ: A. Oxi + Metan t Khí cacbonic. B. Metan t Khí cacbonic + Hơi nước. C. Oxi + Metan t Khí cacbonic + Hơi nước. D. Khí cacbonic + Hơi nước t Oxi + Metan. Câu 10. Cho phản ứng hóa học sau: 2Cu + O 2 t 2CuO. Công thức về khối lượng của phản ứng trên là A. 2CuOCuOmmm . B. 2CuOOCummm . C. 2CuOCuO2mmm . D. 2CuOCuOmmm . Câu 11. Phản ứng hóa học được ghi theo phương trình chữ: Khí oxi + Cacbon t Khí cacbon đioxit.
Trang 2 Chất tham gia của phản ứng trên là A. khí oxi. B. khí oxi và cacbon đioxit. C. khí cacbon đioxit. D. khí oxi và cacbon. Câu 12. Sắt cháy mãnh liệt trong khí oxi tạo ra hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là sắt từ oxit. Phản ứng trên được biểu diễn bằng phương trình chữ: A. Oxi + Sắt từ oxit t Sắt. B. Sắt từ oxit t Sắt + Oxi C. Sắt + Oxi t Sắt từ oxit D. Sắt + Sắt từ oxit t Oxi + Sắt Câu 13. Phản ứng của cây xanh quang hợp tạo ra tinh bột và khí oxi được thể hiện bằng sơ đồ: 2261052 nCOHOCHOO dieäp luïc/as (khí cacbonic) (nước) (tinh bột) (khí oxi) Tỉ lệ giữa số phân tử khí cacbonic (CO 2 ) và số phân tử nước là A. 6 : 5. B. 1 : 1. C. 6 : 10. D. 1 : 2. Câu 14. Trên hai đĩa cân để hai cốc. Cốc (1) đựng dung dịch BaCl 2 và cốc (2) đựng dung dịch AgNO 3 . Điều chỉnh cho cân về vị trí thăng bằng. Cho vào cốc (1) 10 gam Na 2 SO 4 và cốc (2) 10 gam NaCl. Biết ở cốc (1) xảy ra phản ứng: BaCl 2 + Na 2 SO 4 BaSO 4 + 2NaCl Ở cốc (2) xảy ra phản ứng: AgNO 3 + NaCl AgCl + NaNO 3 Sau thí nghiệm, trạng thái của cân sẽ A. thăng bằng (không lệch về bên nào). B. cân lệch về bên phải. C. cân lệch về bên trái. D. cân lệch về bên trái rồi lệch về bên phải. Câu 15. Cho a g kim loại natri vào 10,00 g nước thấy thoát ra 0,01 g khí hiđro và thu được 10,22 g dung dịch natri hiđroxit. Giá trị của a là A. 0,23. B. 0,21. C. 5,11. D. 0,20. Câu 16. Hoà tan 10 g dung dịch axit sunfuric vào cốc đựng sẵn 100 g nước. Cho tiếp vào cốc 20 g dung dịch bari clorua thấy có kết tủa trắng xuất hiện, cho thêm 0,65 g kim loại kẽm vào cốc, kẽm tan hết và thấy có khí thoát ra. Khối lượng khí thoát ra xác định được là 0,02 g. Lọc kết tủa cân được 2 g. Khối lượng dung dịch còn lại là A. 128,63 g. B. 130,65 g. C. 128,65 g. D. 132 g. Câu 17. Đốt cháy (phản ứng với oxi) hoàn toàn 2,1 g khí C 3 H 6 sau phản ứng thu được hỗn hợp khí CO 2 và hơi nước có khối lượng 9,3 g. Khối lượng khí oxi tham gia phản ứng là A. 7,20 g. B. 2,10 g. C. 4,65 g. D. 2,40 g. Câu 18. Cho a g kim loại nhôm phản ứng vừa đủ với 7,3 g axit clohiđric HCl, sau phản ứng thu được 8,9 g chất nhôm clorua (AlCl 3 ) và giải phóng 0,2 g khí H 2 . Giá trị của a là A. 1,8. B. 1,6. C. 9,1. D. 7,5. Câu 19. Nung hỗn hợp 6 g C và 20 g CuO trong bình kín, sau phản ứng thu được a g chất rắn và giải phóng 5,5 g khí CO 2 . Giá trị của a là A. 20,5. B. 25,5. C. 26,0. D. 11,5. Câu 20. Hòa tan 5,8 g Fe 3 O 4 vào 10,2 g dung dịch axit HCl vừa đủ. Sau phản ứng thu được dung dịch muối FeCl 3 và FeCl 2 . Khối lượng dung dịch muối thu được là A. 16,0 g. B. 8,0 g. C. 4,4 g. D. 10,9g. Câu 21. Cho 2,8 g kim loại Fe tác dụng đủ với 9,2 g dung dịch axit HCl. Sau phản ứng thu được dung dịch muối FeCl 2 và giải phóng 0,1 g khí hiđro. Khối lượng dung dịch muối FeCl 2 thu được là A. 11,9 g. B. 12,0 g. C. 12,1 g. D. 6,3g. Câu 22. Trộn dung dịch có chứa 17,1 g batri hiđroxit Ba(OH) 2 với dung dịch có chứa 9,8 g axit sunfuric H 2 SO 4 . Sau phản ứng thu được chất không tan là batri sunfat BaSO 4 và 3,6 g nước. Khối lượng batri sunfat BaSO 4 sinh ra sau phản ứng là A. 23,3 g. B. 13,5 g. C. 13,4 g. D. 20,7 g. Câu 23. : Cho 9,6 g magie Mg tác dụng với 39,2 g axit sunfuric H 2 SO 4 . Sau khi phản ứng kết thúc, tạo thành magie sunfat MgSO 4 và 0,8 g khí hiđro H 2 . Khối lượng magie sunfat MgSO 4 tạo thành là A. 48,0 g. B. 48,8 g. C. 40,0g. D. 10,4 g. Câu 24. Đốt cháy hết 8 g kim loại đồng trong khí oxi thu được 10 g đồng (II) oxit. Khối lượng khí oxi tham gia phản ứng là A. 2,0 g. B. 8,0 g. C. 10,0 g. D. 18,0 g.
Trang 3 Câu 25. Cho sơ đồ phản ứng sau: Na + H 2 O NaOH + H 2 . Tỉ lệ số nguyên tử Na với số phân tử H 2 là A. 2 : 1. B. 1 : 1. C. 1 : 2. D. 2 : 2. Câu 26. Cho phản ứng sau: aAl(OH) y + bH 2 SO 4 Al x (SO 4 ) y + cH 2 0. Giá trị của a, b, c, x, y lần lượt là: A. 2, 3, 3, 2, 3. B. 2, 2, 2, 3, 3. C. 2, 3, 6, 2, 3. D. 3, 3, 5, 2, 3. Câu 27. Cho hỗn hợp 15,45 g gồm kim loại Mg và Al phản ứng hoàn toàn với oxi, sau phản ứng thu được hỗn hợp oxit có khối lượng 27,85 g. Khối lượng của oxi tham gia phản ứng là A. 12,4 g. B. 6,225 g. C. 43,300 g. D. 21,150 g. Câu 28. Cho phương trình hóa học sau: Ba(NO 3 ) 2 + MgSO 4 Mg(NO 3 ) 2 + BaSO 4 . Tổng số nguyên tử có trong phân tử các chất tạo thành sau phản ứng là A. 21. B. 24. C. 15. D. 13. Câu 29. Lấy 10 ml dung dịch Na 2 CO 3 trộn lẫn với 10 ml dung dịch chứa các muối MgCl 2 và CaCl 2 . Khối lượng dung dịch sau phản ứng so với ban đầu là A. lớn hơn. B. không đổi. C. nhỏ hơn. D. bằng nhau. Câu 30. Cho 2,8 g cacbon (C) và lưu huỳnh (S) phản ứng hoàn toàn với khí oxi thu được hỗn hợp khí CO, CO 2 và SO 2 có khối lượng là 7,6 g. Khối lượng khí oxi đã tham gia phản ứng là A. 4,8 g. B. 10,4 g. C. 2,4 g. D. 5,2 g. Đáp án 1-C 2-C 3-B 4-B 5-A 6-D 7-A 8-B 9-C 10-D 11-D 12-C 13-A 14-A 15-A 16-A 17-A 18-A 19-A 20-A 21-A 22-A 23-A 24-A 25-A 26-C 27-A 28-C 29-C 30-A