Nội dung text Lớp 11. Đề thi cuối kì 1 (đề số 10) - FORM MỚI.pdf
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 10 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 11 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ...................................................... Số báo danh: .......................................................... Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, F = 19, S = 32. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Ở trạng thái tự nhiên, nitrogen A. có màu xanh nhạt. B. tan rất tốt trong nước. C. là chất khí không màu. D. có mùi khai khó chịu. Câu 2. Phát biểu nào dưới đây không đúng về ammonia? A. Trong công nghiệp được sử dụng như chất làm lạnh (chất sinh hàn). B. Do có hàm lượng nitrogen cao nên được bón trực tiếp cho cây. C. Phần lớn ammonia được dùng để sản xuất các loại phân đạm. D. Theo phương pháp Ostwald, HNO3 được sản xuất từ NH3. Câu 3. Ở trạng thái tự nhiên, sulfur A. tồn tại ở dạng đơn chất và hợp chất. B. chỉ tồn tại ở dạng đơn chất. C. chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. D. là nguyên tố phổ biến nhất trên vỏ Trái Đất. Câu 4. Sulfuric acid có tính chất nào dưới đây? A. Chất lỏng, sánh như dầu. B. Màu vàng nhạt. C. Dễ bay hơi. D. Không tan trong nước. Câu 5. Nguồn nào sau đây không phát sinh oxide của nitrogen trong không khí? A. Đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch. B. Quá trình sản xuất và sử dụng nitric acid. C. Trong khí quyển khi có sấm sét. D. Quá trình quang hợp của cây xanh. Câu 6. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh? A. Nước chanh có pH 4,5. B. Bột giặt có pH 10,5. C. Nước muối có pH 7,0. D. Dịch vị có pH 1,0. Câu 7. Hình 9.6 mô phỏng thiết bị dùng để tách tinh dầu: Biết rằng tinh dầu có khối lượng riêng nhỏ hơn 1 g.mL-1 . Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Đây là thiết bị dùng để chưng cất tinh dầu bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước. B. Tinh dầu nằm ở phần B do tinh dầu nhẹ hơn nước. C. Phương pháp tách A và B ra khỏi nhau là phương pháp chưng cất. D. Tinh dầu nằm ở phần A do A tan hoàn toàn trong B. Câu 8. Phổ MS của chất Y cho thấy Y có phân tử khối bằng 60. Công thức phân tử nào dưới đây không phù hợp với Y? A. C3H8O. B. C2H4O2. C. C3H7F. D. C2H8N2. Câu 9. Hợp chất hữu cơ nào dưới đây không có đồng phân hình học? Mã đề thi: 010
A. CHCl=CHCl. B. CH3CH2CH=C(CH3)CH3. C. CH3CH=CHCH3. D. CH3CH2CH=CHCH3 Câu 10. Chất nào dưới đây thuộc dãy đồng đẳng alkane? A. C3H8. B. C3H6. C. C3H4. D. C5H8. Câu 11. Cho các phát biểu sau: (1) Hỗn hợp nitric acid đặc và hydrochloric acid đặc có tỉ lệ thể tích 3 : 1 được gọi là dung dịch nước cường toan.. (2) Hiện tượng phú dưỡng làm các loại thực vật sống dưới nước (như rong, tảo, lục bình, bèo...) phát triển mạnh mẽ, giúp tăng lượng oxygen trong nước, giúp cải thiện chất lượng nước. (3) Để pha loãng dung dịch sunfuric acid đặc, ta cho từ từ nước vào dung dịch sunfuric acid đặc và khuấy đều bằng đũa thủy tinh.. (4) Trong y học, barium sulfate (CaSO4) thường được dùng làm chất cản quang trong kỹ thuật X- quang. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 12. Cho công thức cấu tạo của chất A như sau: Phát biểu đúng nhất về loại mạch carbon có trong A là A. mạch hở, phân nhánh. B. mạch vòng. C. mạch hở, không phân nhánh. D. mạch vòng, phân nhánh. Câu 13. Cho isobutane tác dụng với Cl2 (chiếu sáng, tỉ lệ mol 1 : 1), số sản phẩm monochloro tối đa thu được là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 14. Hỗn hợp X gồm các chất: pentane (ts = 36,1 °C), heptane (ts = 98,4 °C), octane (ts = 125,7 °C) và nonane (ts = 150,8 °C). Có thể tách riêng các chất đó một cách thuận lợi bằng phương pháp nào dưới đây? A. Kết tinh. B. Chưng cất. C. Sắc kí. D. Chiết. Câu 15. Công thức phân tử không cho biết thông tin nào dưới đây về phân tử hợp chất hữu cơ? A. Thành phần nguyên tố. B. Tỉ lệ số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố. C. Số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố. D. Trật tự liên kết giữa các nguyên tử. Câu 16. Oxide X là chất khí, mùi hắc, độc (gây ho, viêm đường hô hấp). Trong công nghiệp, X được dùng làm chất tẩy trắng bột gỗ, sản xuất sulfuric acid. Công thức của X là A. CO2. B. H2S. C. SO2. D. P2O5. Câu 17. Giá trị hằng số cân bằng (KC) phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Nồng độ B. Nhiệt độ. C. Áp suất. D. Chất xúc tác. Câu 18. Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Trong phân tử alkane chỉ có liên kết đơn. B. Trong công nghiệp, các alkane được điều chế từ dầu mỏ và khí mỏ dầu. C. Chỉ các alkane là chất khí ở điều kiện thường được dùng làm nhiên liệu. D. Các alkane lỏng được dùng sản xuất xăng, dầu và làm dung môi. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Mỗi phát biểu sau là đúng hay sai khi nói về phản ứng reforming alkane? a. Chuyển alkane mạch không phân nhánh thành các alkane mạch phân nhánh. b. Chuyển alkane mạch không phân nhánh thành các hydrocarbon mạch vòng. c. Số nguyên tử carbon của chất tham gia và của sản phẩm bằng nhau. d. Nhiệt độ sôi của sản phẩm lớn hơn nhiều so với alkane tham gia phản ứng.
Câu 2. Kết quả phân tích nguyên tố của chất hữu cơ (E) có 66,67% carbon; 11,11% hydrogen, còn lại là oxygen. Biết trong (E) có một nguyên tử oxygen và phổ IR của (E) được mô tả qua hình dưới đây: Hợp chất Liên kết Số sóng (cm-1 ) Alcohol O – H 3500 – 3200 Amine N – H 3300 – 3000 Aldehyde C – H 2830 – 2695 C = O 1740 – 1685 Ketone C = O 1715 – 1666 Carboxylic acid C = O 1760 – 1690 O – H 3300 – 2500 Ester C = O 1750 – 1715 C – O 1300 – 1000 Bảng tín hiệu phổ hồng ngoại của một số nhóm chức a. Khối lượng mol phân tử X bằng 60 g.mol-1 . b. Tổng số nguyên tử có trong một phân tử chất X là 10. c. Dựa vào phổ IR có thể dự đoán được X có chứa nhóm chức aldehyde. d. Đốt cháy hoàn toàn X trong khí O2 thu được sản phẩm gồm CO, CO2 và H2O. Câu 3. Có 3 mẫu sau: dung dịch NH4NO3, dung dịch Na2SO4, dung dịch H2SO4 được kí hiệu bằng các chữ cái: X, Y, Z (không theo trình tự trên). Kết quả của thí nghiệm nhận biết về những mẫu này được ghi trong bảng sau: Mẫu Quỳ tím Dung dịch BaCl2 X Hóa đỏ Kết tủa trắng Y Hóa đỏ Không hiện tượng Z Không đổi màu Kết tủa trắng a. Các chất X, Y, Z đều tan tốt trong nước. b. Chất Z được sử dụng làm phân bón cung cấp đạm cho cây trồng. c. Cho dung dịch X tác với dung dịch Y thu được khí không màu, có mùi khai. d. Trong thực phẩm, X được sử dụng làm bột nở. Câu 4. Trong công nghiệp sản xuất sulfuric acid, người ta dùng dung dịch H2SO4 98% để hấp thụ hoàn toàn SO3 tạo ra sản phẩm là oleum. Lấy 5,0 gam oleum sinh ra ở trên pha loãng với nước cất thu được 1000 mL dung dịch H2SO4 loãng (dung dịch X). Để xác định nồng độ H2SO4 trong X, người ta tiến hành chuẩn độ như sau: - Bước 1: Rửa sạch burette loại 25 mL bằng nước cất, tráng lại bằng dung dịch chuẩn NaOH 0,1M rồi lắp burette lên giá đỡ, cho dung dịch chuẩn NaOH 0,1M vào burette, điều chỉnh dung dịch trong burette đến vạch 0. - Bước 2: Hút chính xác 10,0 mL dung dịch X cho vào bình tam giác 250 mL. Thêm 3 – 4 giọt phenolphthalein, lắc đều. - Bước 3: Mở khóa burette để dung dịch NaOH được nhỏ từ từ xuống bình tam giác, lắc đều cho đến khi dung dịch chuyển từ không màu sang màu hồng bền trong khoảng 30 giây thì dừng lại, ghi thể tích dung dịch NaOH đã dùng. Kết quả của 3 lần chuẩn độ như sau: Lần chuẩn độ 1 2 3 Thể tích dung dịch NaOH đã dùng (mL) 11,7 11,8 11,7 a. Ở bước 1, sau khi rửa sạch burette bằng nước cất cần phải tráng lại bằng dung dịch NaOH chuẩn. b. Ở bước 1 có thể cho chỉ thị phenolphthalein vào burette thay vì cho vào bình tam giác ở bước 2. c. Trong phép chuẩn độ trên, cứ mỗi lần chuẩn độ đều cần thực hiện đúng ba bước như trên. d. Khối lượng dung dịch H2SO4 98% cần dùng để sản xuất được 10 tấn oleum ở trên là 3,07 tấn (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm). PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Cho các chất: NaCN, CO2, CHCH, CH3COOH, C6H10O5, CH3Br, C6H5NH2, CaC2 và CH3COCH3. Có bao nhiêu hợp chất hữu cơ trong dãy các chất trên? Câu 2. Thêm nước vào 10 mL dung dịch HCl 1,0 mol/L để được 1 000 mL dung dịch A. Dung dịch mới thu được có pH tăng bao nhiêu đơn vị sao với ban đầu? Câu 3. Một phương pháp được đề xuất để loại bỏ SO2 khỏi khí thải của nhà máy điện bằng cách dẫn khí thải qua dung dịch H2S. Cần tối đa bao nhiêu m3 H2S (ở đkc) để loại bỏ SO2 sinh ra khi đốt cháy 2,0 tấn than chứa sulfur chiếm 3% theo khối lượng? (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị). Câu 4. Có bao nhiêu đồng phân alkane mạch phân nhánh ứng với công thức phân tử C6H14? Câu 5. Cho các dung dịch BaCl2, (NH4)2SO4, Mg(NO3)2 lần lượt tác dụng với các dung dịch NaOH, H2SO4, NH3. Có bao nhiêu trường hợp tạo ra kết tủa? Câu 6. Một bình gas (khí hóa lỏng) chứa hỗn hợp propane và butane với tỉ lệ mol 1 : 2. Xác định nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 12 kg khí gas trên ở điều kiện chuẩn. Cho biết các phản ứng: C3H8 (g) + 5O2 (g) ⎯⎯→ 3CO2 (g) + 4H2O (l) o = − r 298 H 2220kJ C4H10 (g) + 13 2 O2 (g) ⎯⎯→ 4CO2 (g) + 5H2O (l) o = − r 298 H 2874kJ Trung bình mỗi ngày, một hộ gia đình cần đốt gas để cung cấp 10000 kJ nhiệt (hiệu suất hấp thụ nhiệt là 80%). Sau bao nhiêu ngày hộ gia đình trên sẽ sử dụng hết bình gas 12 kg? (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị). ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.