PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text XVBK 2007 Lang du mien nang gio 30052023.pdf



Xuyên Việt bút ký 2007 Đỗ Minh Thành – Trần Thị Bảo Châu 1 Kính thưa quý độc giả! LỜI MỞ ĐẦU Sự đón nhận tích cực cùng với những góp ý chân thành dành cho hai tác phẩm Xuyên Việt Bút Ký 1&2 vừa là niềm vui và cũng là áp lực dành cho tác giả. Vì để ra mắt một tác phẩm mới vượt qua được cái bóng cũ là điều vô cùng khó. Người xưa đã nói đúng, những điều thân thuộc nhất lại là những điều khó thổ lộ nhất. Khi đặt bút trên bản thảo, có rất nhiều câu hỏi khiến các tác giả băn khoăn: Phải gọi tên cho quyển Bút ký này là gì đây? Liệu những gì được viết có quá phổ biến? Những nội dung được cung cấp có tính mới và thật sự cần thiết hay không? Và khi bộ khung của Xuyên Việt Bút Ký - 2007 hoàn thiện, những câu hỏi ấy đã dần sáng tỏ. Đây không phải là phần tiếp theo - tức phần 3 của seri Xuyên Việt Bút Ký, mà là phần riêng biệt vì tính tới thời điểm tác phẩm này hoàn thành và tới tay độc giả, tác giả đã sống trọn vẹn với công việc mình yêu thích tròn 15 năm, nên tác phẩm này muốn kỷ niệm cột mốc đó. Con số 2007 này muốn đề cập đến năm đầu tiên và những tỉnh thành mà tác giả bắt đầu những hành trình đầu tiên của nghề Hướng dẫn viên du lịch. Hành trình này không chuyên biệt một tuyến trải dài mà là tích hợp những tuyến cơ bản, lấy Thành phố Hồ Chí Minh làm trung tâm xuất phát. Đây là những lộ trình mà tất cả các Hướng dẫn viên phải nắm rõ và nắm thật chắc. Vì trong suốt thời gian từ khi bắt đầu đến khi thuần thục công việc hướng dẫn, chúng ta phải dựa vào những tuyến này làm nền tảng để vươn xa hơn những lộ trình khác. Do đó, không thể xem nhẹ và đánh giá một cách cảm tính về tầm quan trọng của những tuyến này. Mở đầu của tác phẩm là tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Vũng Tàu, hành trình xuôi theo Quốc Lộ 51 sau khi ra khỏi cao tốc Long Thành – Dầu Giây. Được xem là tuyến vỡ lòng dành cho hướng dẫn viên du lịch, những điểm sẽ xuất hiện trong lộ trình này là Thiền Viện Thường Chiếu, Thiền viện Linh Chiếu, Tu viện Phước Hải, Di tích Nhà Lớn Long Sơn trước khi đến thành phố biển Vũng Tàu. Với đặc thù khoảng cách những điểm tham quan nằm gần nhau, các tác giả sẽ tập trung nhiều vào các phần thuyết minh tại điểm. Bắt đầu câu chuyện mở đất Vũng Tàu xưa từ địa danh Tam Thắng, những gợi mở đầu tiên về tập tục thờ cá Ông hay
Xuyên Việt bút ký 2007 Đỗ Minh Thành – Trần Thị Bảo Châu 2 những điều thú vị xoay quanh Tượng chúa Kitô trên núi Tao Phùng hoặc trận địa pháo cổ... Tác giả đã cố gắng cô đọng lại địa thế Vũng Tàu cùng với vị trí các bãi biển để bạn đọc yên tâm nắm rõ, không bị rối trong việc di chuyển giữa các điểm tham quan. Nối tiếp hành trình từ Vũng Tàu là phần chủ đạo của Xuyên Việt Bút Ký - 2007, mảnh đất Nam Trung Bộ sẽ được điểm tên. Đây là tuyến hành trình mà lịch sử và văn hóa Cham - pa sẽ xuất hiện xuyên suốt, điều gây khó cho hướng dẫn viên tuyến Duyên hải Nam Trung Bộ chính là việc bị trùng lắp kiến thức tại các điểm, sự lựa chọn, tìm ra điểm mới tại mỗi công trình đền tháp Chăm là một bài toán khó khi thuyết minh. Các tác giả đã cố gắng cân đối các nội dung, thêm những câu chuyện dã sử cùng với chính sử làm đa dạng thêm thông tin tại điểm. Các chuyên đề về văn hóa biển được tác giả sắp xếp dàn trải suốt lộ trình, từ những tên gọi địa danh mang yếu tố Chăm đến sinh kế của người dân nơi đây, những câu chuyện về nghề làm nước mắm trứ danh đất Phan Thiết, kĩ thuật làm ruộng muối nối tiếp với những vườn nho ngút ngàn tại Ninh Thuận, và đặc sắc nhất có thể kể đến chuyên đề tín ngưỡng thờ cúng Cá voi, các tác giả đã phân tích những giá trị ít ai biết của Cá voi cũng như những câu chuyện về loài cá này trên thế giới, nối tiếp là chuyên đề về Bát trân trong cung đình thông qua giới thiệu nghề ăn yến tại Nha Trang, rồi đến nghề đánh bắt cá ngừ đại dương của ngư dân Phú Yên... Đó là những điều tạo nên sự hấp dẫn khi chúng ta thuyết minh về văn hóa biển trên dải đất miền Trung. Xét riêng về tuyến điểm, đây là cung đường lấy đèo (dốc) làm mốc và lấy núi làm điểm nhận dạng. Hướng dẫn viên phải nhớ chính xác vị trí và thứ tự của từng con đèo (dốc), từng khối núi để xác định phương hướng hiện tại của mình trên đường. Đó là núi Chứa Chan khi ở Xuân Lộc, núi Tà Cú ở Hàm Thuận Nam, núi Ba Hòn khi gần đến Phan Thiết, núi Gió khi vào địa phận Ninh Thuận, vừa khuất núi Chúa là đến Cam Ranh. Nào là vượt đèo Cổ Mã rồi đèo Cả để vào Phú Yên, vòng qua núi Chóp Chài đến huyện Tuy An, rồi tiếp tục với những con đèo/dốc như Quán Cau, Tam Giang, Gành Đỏ, Dốc Quýt để đến thị trấn Sông Cầu. Từ đó qua đèo Nại rồi đèo Cù Mông là đến đất võ trời văn Bình Định.... Một dọc dài những địa danh như thế càng dễ nhớ hơn khi được lồng ghép vào những câu chuyện, những thông số kĩ thuật và hơn nữa là từng cột

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.