Nội dung text Bài luyện tập số 2.doc
Câu 17: Biết rằng các electron của nguyên tử X được phân bố trên bốn lớp electron (K, L, M, N), lớp ngoài cùng có 5 electron. Viết cấu hình electron và xác định số electron ở lớp M của X. A. 8. B. 18. C. 11. D. 13. Câu 18: Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron ở lớp ngoài cùng cũng là 6, cho biết X là nguyên tố hóa học nào sau đây A. oxi (Z = 8). B. lưu huỳnh (Z = 16). C. Fe (Z = 26). D. Cr (Z = 24). Câu 19: Cho biết số hiệu nguyên tử của các nguyên tố X và Y lần lượt là Z X = 24, Z Y = 29. Viết cấu hình electron nguyên tử của X, Y. A. [Ar]3d 4 4s 2 và [Ar]3d 9 4s 2 . B. [Ar]3d 5 4s 1 và [Ar]3d 9 4s 2 . C. [Ar]3d 4 4s 2 và [Ar]3d 10 4s 1 . D. [Ar]3d 5 4s 1 và [Ar]3d 10 4s 1 . Câu 20: Nguyên tố lưu huỳnh S nằm ở ô thứ 16 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Biết rằng các electron của nguyên tử S được phân bố trên 3 lớp electron (K, L, M). Số electron ở lớp L trong nguyên tử lưu huỳnh là: A. 6. B. 8. C. 10. D. 2. Câu 21: Trong anion X 3- có tổng số hạt là 111, số electron bằng 48% số khối. Nhận xét nào dưới đây về X là đúng A. Số khối của X là 75. B. Số electron của X là 36. C. Số hạt mang điện của X là 72. D. Số hạt mang điện của X là 42. Câu 22: Nguyên tử của các nguyên tố X, Y đều có phân lớp ngoài cùng là 3p. Tổng số electron ở phân lớp ngoài cùng của hai nguyên tử này là 3. Số hiệu nguyên tử của X, Y là A. 3 và 4. B. 5 và 6. C. 13 và 14. D. 16 và 17. Câu 23: Một nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron ở lớp ngoài cùng là 7. X là nguyên tố nào sau đây A. F (Z = 9). B. P (Z = 15). C. S (Z = 16). D. Cl (Z = 17). Câu 24: Chọn cấu hình e không đúng: A. 1s 2 2s 2 2p 5 . B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 . C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 5 . D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 3 4s 2 . Câu 25: Biết rằng các electron của nguyên tử X được phân bố trên ba lớp electron (K, L, M), lớp ngoài cùng có 6 electron. Số electron ở lớp L trong nguyên tử X là A. 4. B. 6. C. 8. D. 10. Câu 26: Phân lớp d đầy điện tử (bão hòa) khi có số electron là: A. 5. B. 10. C. 6. D. 14. Câu 27: Có bao nhiêu e trong các obitan s của nguyên tử Cl (Z = 17) A. 2. B. 4. C. 6. D. 8. Câu 28: Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 4 lớp, lớp N có 3 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là bao nhiêu A. 21. B. 23. C. 31. D. 33. Câu 29: Một nguyên tử X có tổng số electron ở phân lớp p là 11. Nguyên tố X là: A. Nguyên tố s. B. Nguyên tố p. C. Nguyên tố d. D. Nguyên tố f. Câu 30: Tổng số các hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 40. Biết số hạt nơtron lớn hơn số hạt proton là 1. Cho biết nguyên tố trên thuộc loại nguyên tố nào? A. Nguyên tố s. B. Nguyên tố p. C. Nguyên tố d. D. Nguyên tố f. Câu 31: Điều nhận định nào sau đây là không đúng: A. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, hạt nhân mang điện tích dương có kích thước rất nhỏ so với kích thước của nguyên tử và nằm ở tâm của nguyên tử. B. Khối lượng của nguyên tử tập trung hầu hết ở hạt nhân, khối lượng của electron không đáng kể so với khối lượng của nguyên tử. C. Tổng trị số điện tích âm của electron trong lớp vỏ nguyên tử bằng tổng trị số điện tích dương của proton nằm trong hạt nhân nguyên tử. D. Khối lượng tuyệt đối của nguyên tử bằng tổng số khối lượng của proton và nơtron trong hạt nhân. Câu 32: Nhận định nào sau đây là đúng A. Khối lượng electron bằng 1/1840 khối lượng của hạt nhân nguyên tử. B. Khối lượng electron bằng khối lượng proton.