PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 3. Chuyên đề Vật lý 10 tổng hợp - Sự rơi tự do - File word có lời giải chi tiết.doc

CHUYÊN ĐỀ 3. RƠI TỰ DO CHUYỂN ĐỀ 3: RƠI TỰ DO 1 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1 I. SỰ RƠI TỰ DO 1 II. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CHUYỂN ĐỘNG RƠI TỰ DO 1 III/ CÁC PHƯƠNG TRÌNH: 1 IV. CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT NÉM THẲNG ĐỨNG LÊN CAO 1 TỔNG HỢP LÝ THUYẾT 1 ĐÁP ÁN TỔNG HỢP LÝ THUYẾT 3 MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP 3 DẠNG 1: VẬN DỤNG CÔNG THỨC TÍNH QUÃNG ĐƯỜNG, VẬN TỐC TRONG RƠI TỰ DO: 3 VÍ DỤ MINH HỌA: 3 BÀI TẬP TỰ LUYỆN 4 LỜI GIẢI BÀI TẬP TỰ LUYỆN 4 DẠNG 2: TÍNH QUÃNG ĐƯỜNG VẬT ĐI ĐƯỢC TRONG n GIÂY CUỐI, VÀ TRONG GIÂY THỨ n. 6 VÍ DỤ MINH HỌA 6 BÀI TẬP TỰ LUYỆN 9 LỜI GIẢI BÀI TẬP TỰ LUYỆN 9 DẠNG 3: XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ 2 VẬT GẶP NHAU ĐƯỢC THẢ RƠI VỚI CÙNG THỜI ĐIỂM KHÁC NHAU. 13 VÍ DỤ MINH HỌA 13 BÀI TẬP TỰ LUYỆN 14 LỜI GIẢI BÀI TẬP TỰ LUYỆN 14 ÔN TẬP TỔNG KẾT CHƯƠNG III. RƠI TỰ DO 16 LỜI GIẢI ÔN TẬP TỔNG KẾT CHƯƠNG III. RƠI TỰ DO 19
CHUYỂN ĐỀ 3: RƠI TỰ DO A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT I. SỰ RƠI TỰ DO + Sự rơi tự do là sự rơi của một vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.  Chú ý: Vật rơi trong không khí được coi là rơi tự do khi lực cản của không khí rất nhỏ so với trọng lực tác dụng lên vật. II. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CHUYỂN ĐỘNG RƠI TỰ DO + Sự rơi tự do là một chuyển động nhanh dần đều theo phương thẳng đứng hướng từ trên xuống. + Ở một nơi trên Trái Đất và ở gần mặt đất các vật rơi tự do với cùng gia tốc g. • Giá trị g thường lấy là 9,8 m/s 2 . • Gia tốc g phụ thuộc vĩ độ địa lí, độ cao và cấu trúc địa chất nơi đó. III/ CÁC PHƯƠNG TRÌNH: + Khi chọn gốc tọa độ o tại điểm rơi, chiều (+) hướng xuống; gốc thời gian lúc vật rơi. + Ta có: 2 2 1 ysat 2 vgt v2gy2gs          IV. CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT NÉM THẲNG ĐỨNG LÊN CAO  Chuyển động của vật ném thắng đứng lên cao gồm giai đoạn: • Giai đoạn 1: chuyển động lên cao chậm dần đều có gia tốc đúng bằng gia tốc rơi tự do đến khi v = 0. O () g 0h            • Giai đoạn 2: Rơi tự do Chọn gốc tọa độ O ở mặt đất, chiều (+) hưóng lên, gốc thời gian lúc ném vật: 2 00 0 1 yhvtgt 2 vvgt      Với v 0 : vận tốc lúc ném vật; ho: độ cao lúc ném vật. TỔNG HỢP LÝ THUYẾT Câu 1. Rơi tự do là một chuyển động A. thẳng đều. B. chậm dần đều. C. nhanh dần. D. nhanh dần đều. Câu 2. Chọn phát biểu sai. A. Khi rơi tự do tốc độ của vật tăng dần. B. Vật rơi tự do khi lực cản không khí rất nhỏ so với trọng lực C. Vận động viên nhảy dù từ máy bay xuống mặt đất sẽ rơi tự do. D. Rơi tự do có quỹ đạo là đường thẳng. Câu 3. Tại một nơi có gia tốc trọng trường g, một vật có khối lượng m rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Ngay trước khi chạm đất vật đạt vận tốc A. v = mgh. B. v = 2gh . C. v2gh . D. vgh . Câu 4. Tại M cách mặt đất ở độ cao h, một vật được ném thẳng đúng lên đến vị trí N cao nhất rồi rơi xuống qua p có cùng độ cao với M. Bỏ qua mọi lực cản thì A. tại N vật đạt tốc độ cực đại. B. tốc độ của vật tại M bằng tốc độ của vật tại P. C. tốc độ của vật tại M lớn hơn tốc độ của vật tại P. D. tốc độ của vật tại M nhỏ hơn tốc độ của vật tại P.
Câu 5. Một viên bi được ném thẳng đứng lên trên với vận tốc ban đầu v 0 . Khi viên bi chuyển động, đại lượng có độ lớn không đổi là A. gia tốc. B. tốc độ. C. thế năng. D. vận tốc. Câu 6. Trong trường hợp nào dưới đây, quãng đường vật đi được tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động? A. Vật rơi tự do. B. Vật bị ném theo phương ngang. C. Vật chuyển động với gia tốc bằng không. D. Vật chuyển động thẳng chậm dần đều. Câu 7. Chọn ý sai. Vật rơi tự do A. có phương chuyển động là phương thẳng đứng. B. có chiều chuyển động hướng từ trên xuống dưới C. chuyển động thẳng nhanh dần đều. D. khi rơi trong không khí. Câu 8. Chuyển động nào dưới đây được xem là rơi tự do? A. Một cánh hoa rơi. B. Một viên phấn rơi không vận tốc đầu từ mặt bàn. C. Một hòn sỏi được ném lên theo phương thẳng đúng. D. Một vận động viên nhảy dù. Câu 9. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của chuyển động rơi tự do của các vật? A. Chuyển động theo phương thẳng đúng, chiều từ trên xuống. B. Chuyển động thẳng nhanh dần đều. C. Ở cùng một nơi và gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau. D. Lúc t = 0 thì vận tốc của vật luôn khác 0. Câu 10. Chuyển động của vật rơi tự do không có tính chất nào sau đây? A. Vận tốc của vật tăng đều theo thời gian. B. Gia tốc của vật tăng đều theo thời gian C. Càng gần tới mặt đất vật rơi càng nhanh. D. Quãng đường vật đi được là hàm số bậc hai theo thời gian. Câu 11. Nhận xét nào sau đây là sai? A. Vectơ gia tốc rơi tự do có phương thẳng đứng, hướng xuống. B. Tại cùng một nơi trên Trái Đất gia tốc rơi tự do không đối. C. Gia tốc rơi tự do thay đối theo vĩ độ. D. Gia tốc rơi tự do là 9,81 m/s 2 tại mọi nơi. Câu 12. Vật rơi tự do A. khi từ nơi rất cao xuống mặt đất. B. khi họp lực tác dụng vào vật hướng thẳng xuống mặt đất. C. chỉ dưới tác dụng của trọng lực D. khi vật có khối lượng lớn rơi từ cao xuống mặt đất. Câu 13. Thí nghiệm của nhà bác học Galilê ở tháp nghiêng thành Pida và thí nghiệm với ống của nhà bác học Niutơn chứng tỏ. Kết quả nào sau đây là đúng A. Mọi vật đều rơi theo phương thẳng đứng B. Rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều C. Các vật nặng nhẹ rơi tự do nhanh như nhau D. Cả 3 kết luận A, B,C Câu 14. Trường hợp nào sau đây có thể coi là sự rơi tự do? A. Ném một hòn sỏi thẳng đứng lên cao B. Ném một hòn sỏi theo phương nằm ngang C. Thả một hòn sỏi rơi xuống D. Ném một hòn sỏi theo phương xiên một góc Câu 15. Một quả cầu ném thẳng đứng lên trên. Tại điểm cao nhất của quỹ đạo phát biểu nào sau đây là đúng: A. Vận tốc bằng 0, gia tốc bằng 0 B. Vận tốc bằng 0, gia tốc khác 0 C. Vận tốc khác 0, gia tốc khác 0 D. Vận tốc khác 0, gia tốc bằng 0 Câu 16.Từ công thức về rơi tự do không vận tốc đầu, ta suy ra vận tốc của vật rơi thi: A. Tỷ lệ với căn số bậc 2 của đoạn đường rơi B. Tỷ lệ nghịch với đoạn đường rơi C. Tỷ lệ thuận với đoạn đường rơi D. Tỷ lệ bình phương của đoạn đường rơi Câu 17. Một học sinh đứng lan can tầng bốn ném quả cầu thẳng đứng lên trên , tiếp theo đó ném tiếp quả cầu thẳng đứng xuống dưới với cùng tốc độ. Bỏ qua sức cản của không khí, quả cầu nào chạm mặt đất có tốc độ lớn hơn? A. Qủa cầu ném lên B. Qủa cầu ném xuống C. Cả hai quả cầu chạm đất có cùng tốc độ C. Không xác định được vân tốc quả cầu vì thiếu độ cao
ĐÁP ÁN TỔNG HỢP LÝ THUYẾT 1.D 2.C 3.C 4.B 5.A 6.C 7.D 8.B 9.D 10.B 11.D 12.C 13.C 14.C 15.B 16.A 17.C MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DẠNG 1: VẬN DỤNG CÔNG THỨC TÍNH QUÃNG ĐƯỜNG, VẬN TỐC TRONG RƠI TỰ DO: Phương pháp giải:  Sử dụng các công thức: − Công thức tính quãng đường: 21 Sgt 2 − Công thức vận tốc: 2 vg.t;v2gS (lấy g = 9,8m/s 2 hoặc g = 10m/s 2 ) VÍ DỤ MINH HỌA: Câu 1. Một vật rơi tự do từ độ cao 80m xuống đất, g = 10m/s 2 . Tính thời gian để vật rơi đến đất. A. 2s. B. 3s C. 4s D. 5s Câu 1. Chọn đáp án C  Lời giải: + Áp dụng công thức 212.S2.80 Sg.tt4s 2g10  Chọn đáp án C Câu 2. Một vật rơi tự do từ độ cao 80m xuống đất, g = 10m/s 2 . Tính vận tốc lúc vừa chạm đất. A. 40 m/s. B. 30m/s C. 20m/s D. 10m/s Câu 2. Chọn đáp án A  Lời giải: + vật thả dơi tự do nên v 0 = 0 (m/s) vgt10.440(m/s)  Chọn đáp án A Câu 3. Một vật được thả rơi không vận tốc đầu khi vừa chạm đất có v = 60m/s, g = 10m/s 2 . Xác định quãng đường rơi của vật, tính thời gian rơi của vật. A. 170m; 10s. B. 180m; 6s C. 120m; 3s D. 110m; 5s Câu 3. Chọn đáp án B  Lời giải: + Thả rơi không vận tốc ban đầu nên 0v0(m/s) + Áp dụng công thức: 22 22 0 600 vv2gsS180m 2.10   + Áp dụng công thức v60 vgtt6s g10  Chọn đáp án B Câu 4. Một người đứng trên tòa nhà có độ cao 120m , ném một vật thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 10m/s cho g = 10m/s 2 . Kể từ lúc ném sau bao lâu vật chạm đất. A. 4s. B. 5s C. 6s. D. 7s. Câu 4. Chọn đáp án A  Lời giải:

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.