Nội dung text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn LỊCH SỬ - Đề 3 - File word có lời giải.doc
1 ĐỀ THAM KHẢO 2025 THEO HƯỚNG BỘ GIÁO DỤC ĐỀ SỐ 3 KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: …………………………………………… Số báo danh: ………………………………………………. PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga đã lật đổ A. Chế độ thực dân. B. Nhà nước phát xít. C. Chính quyền vô sản. D. Chính quyền tư sản. Câu 2. Vào thế kỉ XI, nhà Lý tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược A. Mông. B. Thanh. C. Tống. D. Đường. Câu 3. Liên Hợp Quốc được thành lập nhằm mục đích nào sau đây? A. Tăng cường hợp tác quốc tế giữa các nước. B. Thống nhất thể chế chính trị trên thế giới. C. Tạo sự phát triển như nhau cho mọi nước. D. Giành thắng lợi trong cuộc Chiến tranh lạnh. Câu 4. Nội dung nào sau đây là bối cảnh ra đời của tổ chức ASEAN? A. Mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa phát triển. B. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra quyết liệt. C. Các cường quốc tăng cường cạnh tranh quyền lực. D. Xu hướng li khai và khủng bố lan rộng khắp thế giới. Câu 5. Nội dung nào sau đây là mục tiêu của cộng đồng ASEAN? A. Tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên. B. Củng cố vị thế là tổ chức quốc tế lớn nhất. C. Giải phóng các nước khỏi chủ nghĩa thực dân. D. Xây dựng một ngôi nhà chung trên thế giới. Câu 6. Nội dung nào sau đây là bối cảnh bùng nổ Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Hệ thống xã hội chủ nghĩa phát triển lớn mạnh. B. Chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. C. Nhà nước ở Liên Xô khủng hoảng và sụp đổ. D. Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu bùng nổ. Câu 7. Nhân dân Việt Nam tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp trong bối cảnh nào sau đây? A. Chủ nghĩa thực dân mới suy yếu, sụp đổ. B. Đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền. C. Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao. D. Công cuộc Đổi mới đất nước đã thành công. Câu 8. Trong những năm 1954 -1960, nhân dân miền Bắc Việt Nam thực hiện nhiệm vụ nào sau đây? A. Hoàn thành cải cách ruộng đất. B. Chống Chiến tranh cục bộ của Mỹ. C. Chi viện cho Liên Xô chống Mỹ. D. Hoàn thành xây dựng đất nước. Câu 9. Đường lối đổi mới đất nước ở Việt Nam có nội dung nào sau đây? A. Xóa bỏ cơ chế tập trung, bao cấp. B. Duy trì nhà nước phong kiến tập quyền. C. Lấy phát triển văn hóa là trọng tâm. D. Đóng cửa với các nước châu Âu. Câu 10. Những hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX nhằm mục đích nào sau đây?
4 a) Phát huy tinh thần yêu nước là một nguyên nhân thành công của cách mạng Việt Nam. b) Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội cần kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. c) Cách mạng Việt Nam đã góp phần thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu lớn của thời đại và Hiến chương Liên hợp quốc. d) Bằng việc thực hiện đồng thời cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Bắc đã góp phần duy trì hòa bình ở khu vực. Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Tổ chức thật tốt các hoạt động đối ngoại, nhất là đối ngoại cấp cao; chủ động, tích cực, làm sâu sắc, thực chất hơn nữa quan hệ với các đối tác; đẩy mạnh đối ngoại đa phương; giữ vững đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, lấy lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết, trước hết”. (Xem: Nguyễn Phú Trọng: “Phát huy những kết quả và bài học kinh nghiệm đã có; tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công cuộc đổi mới, tranh thủ mọi thời cơ, thuận lợi; vượt qua mọi khó khăn, thách thức; quyết tâm thực hiện thắng lợi toàn diện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”, Tạp chí Cộng sản, số 1.014, tháng 5-2023, tr.19). a) Trong thời kì đổi mới, Việt Nam thực hiện thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ. b) Hoạt động đối ngoại song phương trước đa phương đã góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. c) Để thực hiện hội nhập và phát triển, Việt Nam cần thực hiện chính sách đối ngoại chung với các quốc gia trên thế giới. d) Một trong những điểm mới của đường lối đổi mới đất nước ở Việt Nam là đặt lợi ích của dân tộc và nhân dân lên trên hết. Câu 4. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Thực hiện chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, những năm qua, tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đã đạt một tầm cao mới. Tiến trình hội nhập quốc tế đã góp phần quan trọng nâng tầm thế và lực cho Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao thu nhập cho người dân; tạo sức ép và điều kiện để tích cực hoàn thiện thể chế kinh tế; nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm […]. Tuy nhiên, tiến trình hội nhập cũng mang lại nhiều thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam”. (https://vietnamhoinhap.vn/vi/hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-cua-viet-nam-trong-boi-canh-hien-nay-22223.htm) a) Hội nhập quốc tế là một trong những chính sách đối ngoại của Việt Nam. b) Một trong những đóng góp của hội nhập quốc tế là thúc đẩy sự phát triển đất nước. c) Sự kết hợp giữa bản chất ưu việt của thế chế chính trị với chính sách hội nhập phù hợp đã giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu chủ nghĩa xã hội. d) Sự phát triển kinh tế - xã hội và chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam có tác động qua lại với nhau và nâng cao sức mạnh quốc gia. -----------------------------HẾT-----------------------------