Nội dung text 25. THPT Trần Phú - Sở Lâm Đồng (Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 môn Sinh Học).docx
làm bất hoạt protein nào sau đây? A. Protein ức chế. B. Protein Lac Y. C. Protein Lac A. D. Protein Lac Z. Câu 9: Nghiên cứu cơ chế tái bản DNA ở một loài sinh vật trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học thu được kết quả như hình bên. Có 3 phân tử DNA chứa 15 N cùng tiến hành tái bản trong môi trường chỉ chứa 14 N. Sau thời gian 2 giờ nuôi cấy thu được số phân tử DNA thuộc vạch đỏ nhạt gấp 31 lần số DNA thuộc vạch xanh. Nhận định nào sau đây về quá trình tái bản DNA này là sai? A. Thí nghiệm này chứng minh cơ chế tái bản DNA diễn ra theo nguyên tắc bán bảo toàn. B. Thời gian thế hệ của loại tế bào chứa DNA này là 30 phút. C. Tổng số mạch polynucleotide chỉ chứa 14 N là 378. D. Số phân tử DNA ở vạch vàng tạo ra sau 1 giờ là 18. Câu 10: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, cấu trúc nào có đường kính 10nm? A. Vùng xếp cuộn. B. Sợi nhiễm sắc. C. Sợi cơ bản. D. Cromatide. Câu 11: Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDE.FGH đã bị đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCBCDE.FGH. Dạng đột biến này thường A. Dùng để loại bỏ những đoạn gene nhỏ không mong muốn. B. Gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến. C. Làm thay đổi số nhóm gene liên kết của loài. D. Làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng. Câu 12: Theo lý thuyết, cơ thể có kiểu gene AAbbDD giảm phân bình thường sẽ sinh ra giao tử AbD với tỉ lệ bao nhiêu?
A. 50%. B. 10%. C. 12,5%. D. 25%. Câu 13: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do gene nằm trong tế bào chất quy định. Phép lai thuận: Lấy hạt phấn của cây hoa đỏ thụ phấn cho cây hoa trắng, thu được F1 toàn cây hoa trắng. Phép lai nghịch: Lấy hạt phấn của cây hoa trắng thụ phấn cho cây hoa đỏ, thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thụ phấn cho cây F1 ở phép lai nghịch thu được F2. Theo lí thuyết, F2 có: A. 75% cây hoa đỏ : 25% cây hoa trắng. B. 100% cây hoa đỏ. C. 75% cây hoa trắng : 25% cây hoa đỏ. D. 100% cây hoa trắng. Câu 14: Một đột biến gene lặn nằm trên NST thường phát sinh trong quần thể với tần số 0,01. Biết rằng kiểu hình đột biến là kiểu hình có hại và thường xuyên bị loại bỏ khỏi quần thể. Tần số allele đột biến sẽ giảm nhanh nhất trong trường hợp các cá thể trong quần thể sinh sản theo kiểu A. sinh sản sinh dưỡng. B. giao phối ngẫu nhiên. C. tự phối. D. giao phối gần. Câu 15: Những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các nucleotide của cùng một gene có xu hướng càng giống nhau. Đây là bằng chứng A. sinh học phân tử. B. tế bào học. C. giải phẫu so sánh. D. hóa thạch. Câu 16: Một loài sinh vật chỉ sống được ở nhiệt độ từ 5 đến 40 độ C, sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ từ 20 - 30 độ C. Theo lý thuyết, giới hạn sinh thái về nhiệt độ của loài này là A. từ 5 - 40 độ C. B. từ 20 - 30 độ C. C. dưới 5 độ C. D. trên 40 độ C. Câu 17: Sơ đồ bên biểu diễn chu trình carbon của một hệ sinh thái có 4 thành phần chính là khí quyển, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất. Mũi tên chỉ dòng vật chất (carbon) trong sơ đồ. Các thành phần A, B, C và D trong sơ đồ lần lượt là A. sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất, khí quyển. B. sinh vật phân giải, khí quyển, sinh vật tiêu thụ, sinh vật sản xuất. C. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, khí quyển, sinh vật phân giải. D. sinh vật tiêu thụ, khí quyển, sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất. Câu 18: Hình A và hình B dưới đây mô tả về ảnh hưởng qua lại giữa các loài trong một quần xã.
Phát biểu nào sau đây đúng nhất? A. D1 và D2 có thể là loài hổ và loài trâu rừng. B. E có thể là ve bét và D3 có thể là sư tử. C. R chắc chắn là sinh vật sản xuất. D. D3 và D4 thuộc mối quan hệ cộng sinh. PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG / SAI Câu 1: Thể tích hô hấp được xác định như là thể tích không khí đi vào phổi trong một lần hít vào, thể tích đó gần bằng với thể tích thở ra trong điều kiện hô hấp yên tĩnh, bình thường. Sự trao đổi khí với máu xảy ra trong phế nang của phổi. Trong đường dẫn khí (như khí quản), cũng chứa một lượng khí và không có trao đổi khí. Khoảng không gian của các đường dẫn khí đó gọi là khoảng chết giải phẫu. Như vậy, khối lượng của không khí mới đi vào phế nang trong mỗi lần hít vào bằng với thể tích hô hấp trừ đi thể tích của không khí chứa trong khoảng chết giải phẫu. Tổng khối lượng không khí mới vào trong phế nang trong 1 phút gọi là thông khí phế nang và biểu diễn bằng ml/phút; nó thay đổi tùy thuộc vào tần số hô hấp. Hãy quan sát bảng dưới đây về đặc điểm hô hấp giả định của 3 cá thể A, B và C. a) Một người trước khi lặn đã thở sâu liên tiếp, khi lặn xuống nước có thể gặp nguy cơ giảm sâu nồng độ CO 2 đồng thời tăng nồng độ O 2 . b) Người này có thể bị ngạt, hôn mê. c) Cá thể có sự thông khí phế nang lớn hơn cá thể B. d) Cá thể A có sự thông khí phế nang lớn hơn cá thể B. Câu 2: Hình bên mô tả trình tự bộ ba mã hóa gene và trình tự amino acid của hồng cầu bình thường và hồng cầu hình liềm (bị đột biến).