Nội dung text CHỦ ĐỀ 3. LIÊN KẾT HÓA HỌC ĐÁP ÁN.docx
1 TÓM TẮT LÝ THUYẾT CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC LIÊN KẾT HÓA HỌC ● Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn. Ví dụ: Hai nguyên tử hydrogen liên kết với nhau tạo phân tử H 2 . ● Trong liên kết hóa học, chỉ có các electron thuộc lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng tham gia vào quá trình tạo thành liên kết (electron hóa trị). ● Các electron hóa trị được biểu diễn bằng các dấu chấm đặt xung quanh nguyên tố. Ví dụ: Biểu diễn các electron hóa trị của các nguyên tố thuộc chu kỳ 3. ● Quy tắc octet: Khi hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm. Ví dụ: Nguyên tử Sodium nhường 1 electron để đạt cấu hình của khí hiếm Neon. Ví dụ: Nguyên tử Fluorine nhận 1 electron để đạt cấu hình của khí hiếm Neon.
2 Ví dụ: Hai nguyên tử Fluorine góp chung electron tạo phân tử F2. LIÊN KẾT ION ● Sự hình thành ion o Các kim loại có 1, 2 hoặc 3 electron lớp ngoài cùng có xu hướng nhường electron để tạo ion dương (cation). o Số đơn vị điện tích của ion dương (cation) bằng số electron mà nguyên tử đã nhường. Ví dụ: Nguyên tử Sodium nhường 1 electron để tạo ion Sodium (mang điện dương, điện tích 1+). o Các phi kim có 5,6 hoặc 7 electron lớp ngoài cùng có xu hướng nhận electron để tạo ion âm (Anion). o Số đơn vị điện tích của ion âm (anion) bằng số electron mà nguyên tử đã nhận. Ví dụ: Nguyên tử Fluorine nhận 1 electron để tạo ion Fluoride (mang điện âm, điện tích 1-). ● Liên kết ion được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu. Liên kết ion thường được hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình. Ví dụ: Sự hình thành liên kết ion trong phân tử sodium chloride.
3 ● Tinh thể ion là tinh thể được tạo nên bởi các cation và anion. ● Các ion được sắp xếp theo một trật tự nhất định trong không gian theo kiểu mạng lưới. Các ion dương và ion âm được sắp xếp luân phiên. ● Số ion cùng dấu bao quanh một ion trái dấu phụ thuộc vào kiểu mạng lưới tinh thể, số điện tích và kích thước của ion. ● Tính chất của hợp chất ion: o Thường là tinh thể rắn ở điều kiện thường. o Khó nóng chảy, khó bay hơi. o Thường tan nhiều trong nước tạo dung dịch dẫn điện. ● Tên của hợp chất ion Tên của hợp chất lưỡng nguyên tố được xác định khi biết tên của hai phần tử liên quan. 1. Tên của cation kim loại được gọi theo một số nguyên tắc sau NT1. Kim loại chỉ tạo một cation có tên cùng tên của kim loại + (sodium). NT2. Kim loại tạo thành nhiều cation với các điện tích khác nhau, thì điện tích dương được biểu thị bằng chữ số La Mã trong ngoặc đơn sau tên của kim loại: 2+ iron(II) ion; Fe 3+ iron(III) ion NT3. Các cation được hình thành từ các nguyên tử phi kim có tên tận cùng bằng -ium: NH 4 + ammonium ion; H 3 O + hydronium ion 2. Tên anion được gọi theo một số nguyên tắc sau NT1. Các anion đơn nguyên tử được hình thành bằng cách thay thế phần cuối của tên nguyên tố bằng -ide: Phi kim Tên gốc Tên ion Bromine brom- Br - bromide ion Chlorine chlor- Cl - chloride ion Fluorine fluor- F - fluoride ion Iodine iod- I - iodide ion Nitrogen nitr- N 3- nitride ion
4 Oxygen ox- O 2- oxide ion Phosphorus phosph- P 3- phosphide Sulfur sulf- S 2- sulfide Hydrogen hydr- H - hydride ion Một số anion đa nguyên tử cũng có tên kết thúc bằng -ide: OH - hydroxide ion CN - cyanide ion O 2 2- peroxide ion NT2. Các anion đa nguyên tử chứa oxy có tên kết thúc bằng -ate hoặc -ite và được gọi là oxyanion. -ate được sử dụng cho oxyanion phổ biến nhất hoặc của một nguyên tố và -ite được sử dụng cho oxyanion có cùng điện tích nhưng ít hơn một nguyên tử O: NO 3 - nitrate ion SO 4 2- sulfate ion NO 2 - nitrite ion SO 3 2- sulfite ion Tiếp đầu ngữ được sử dụng khi oxyanion của một nguyên tố có đến bốn phần tử, như với các halogen. Tiền tố per- chỉ ra một nguyên tử O nhiều hơn oxyanion kết thúc bằng -ate; hypo- chỉ ra một nguyên tử O ít hơn oxyanion kết thúc bằng -ite: ClO 4 - perchlorate ion (nhiều hơn 1 O hơn chlorate) ClO 3 - chlorate ion ClO 2 - chlorite ion (ít hơn 1 O so với chlorate) ClO - hypochlorite ion (ít hơn 1 O so với chlorite) LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ ● Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành bởi một hay nhiều cặp electron chung giữa hai nguyên tử. Liên kết tạo thành từ cặp electron chung thường gặp giữa phi kim và phi kim. o Liên kết đơn hình thành từ một cặp electron dùng chung. o Liên kết đôi hình thành từ hai cặp electron dùng chung. o Liên kết ba hình thành từ ba cặp electron dùng chung. Ví dụ: Liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba trong các phân tử ● Liên kết cho nhận là liên kiết mà cặp electron chung được đóng góp từ một nguyên tử. ● Công thức Lewis biểu diễn cấu tạo phân tử qua các liên kết (cặp electron chung) và các electron hóa trị riêng. ● Độ âm điện và liên kết hóa học