Nội dung text 53 - Thi Thử THPT 2025.docx
1. KHUNG MA TRẬN - Thời điểm kiểm tra: Hoàn thành chương trình cấp THPT. - Thời gian làm bài: 50 phút. - Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm 100%. - Cấu trúc: + Mức độ đề: Biết: 27,5%; Hiểu: 40%; Vận dụng: 32,5%. + Dạng I: trắc nghiệm chọn 1 phương án: 4,5 điểm (gồm 18 câu hỏi (18 ý): Biết: 13 câu, Hiểu: 1 câu, vận dụng: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm; + Dạng II: trắc nghiệm đúng sai: 4,0 điểm (gồm 4 câu hỏi (16 ý): Biết: 3 ý, Hiểu: 7 ý, vận dụng: 6 ý); đúng 1 ý 0,1-2 ý 0,25-3 ý 0,5–4 ý 1 điểm. + Dạng III: trắc nghiệm trả ời ngắn: 1,5 điểm (gồm 6 câu hỏi (6 ý): nhận biết: 0 câu, thông hiểu: 4 câu, vận dụng: 2 câu), mỗi câu 0,25 điểm: MA TRẬN SỐ 3: ĐỀ PHÁT TRIỂN TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024-2025 Lớp Chương/Chuyên đề Phần I Phần II Phần III Biết (8 câu) Hiểu (6 câu) VD (4 câu) Biết (3 ý) Hiểu (8 ý) VD (5 ý) Biết (0 ý) Hiểu (2 câu) VD (4 câu) 10 0,5đ (5%) Chương 1 Câu 5 Chương 5 Câu 5 11 1,5đ (15%) Chương 1 Câu 8 Câu 3b Câu 3c Câu 3d Chương 5 Câu 9 Chương 6 Câu 13 12 8đ (80%) Chương 1 Câu 10 Câu 14 Câu 3a Câu 4a Câu 4b Câu 4d Câu 4c Chương 2 Câu 12 Câu 4 Câu 2 Chương 3 Câu 15 Câu 11 Câu 16 Câu 4 Chương 4 Câu 3 Câu 7 Câu 1c Câu 1a Câu 1d Câu 1b Chương 5 Câu 17 Câu 1
Câu 18 Chương 6 Câu 1 Câu 2a Câu 2b Câu 2c Câu 2d Chương 7 Câu 2 Câu 3 Chương 8 Câu 6 Câu 6 Biết chiếm 27,5% ; Hiểu chiếm 40% ; Vận Dụng chiếm 32,5% Ghi chú: Các con số trong bảng thể hiện số lượng lệnh hỏi. Mỗi câu hỏi tại phần I và phần III là một lệnh hỏi; mỗi ý hỏi tại Phần II là một lệnh hỏi.
2. MẪU TRÌNH BÀY ĐỀ ĐỀ THI THỬ THPT NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN HÓA HỌC LỚP 12 Thời gian làm bài 50 phút PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án. (ghi chú: phải chỉ rõ mức độ biết, hiểu, vận dụng ở đầu mỗi câu) Câu 1: (hiểu) Bột baking powder có thành phần gồm baking soda kết hợp với tinh bột ngô và một số muối vô cơ khác, có tác dụng làm cho bánh nở xốp, bông mềm. Ứng dụng trên của bột baking powder là do? A. Sodium hydrogencarbonate trong bột nở đã bị phân hủy tạo ra các bọt khí carbon dioxide và hơi nước nên làm bánh xốp. B. Sodium carbonate trong bột nở đã bị phân hủy tạo ra các bọt khí carbon dioxide và hơi nước nên làm bánh xốp. C. Sodium hydrogencarbonate trong bột nở đã phản ứng với acid khi bột ủ chua tạo ra các bọt khí carbon dioxide nên làm bánh xốp. D. Ammonium hydrogencarbonate trong bột nở đã bị phân hủy tạo ra các bọt khí ammonia nên làm bánh xốp Câu 2: (biết) Ca(HCO 3 ) 2 là một chất gây nên tính cứng tạm thời của nước. Tên của hợp chất này là A. magnesium hydrogencarbonate. B. sodium carbonate. C. calcium hydrogencarbonate. D. calcium carbonate. Câu 3: (hiểu) Trong số các loại tơ sau: tơ nitron, tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ cellulose acetate, tơ capron. Có bao nhiêu chất thuộc loại tơ nhân tạo? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 4: (vận dụng) Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7624 : 2007, khi chế tạo gương, chiều dày lớp bạc phủ trên bề mặt tấm kính (quy ra tổng lượng bạc trên một đơn vị m 2 kính) phải đạt tối thiểu 2 0,7 g. m . Một công ty cần sản xuất 230000 m gương có độ dày lớp bạc phủ ở mức 20,72 .mg . Để tạo ra bạc, người ta tiến hành theo sơ đồ phản ứng như sau: Saccharose 02;;tHxtOH Dung dịch A acidhoatrung Dung dịch B dutOHNHAgdd023;])([ Ag. Biết hiệu suất cả quá trình là 80%. Cho các phát biểu sau: (a) Lượng bạc được tráng lên 30 000m 2 gương với độ dày lớp bạc phủ ở mức 0,72 g.m -2 là 21,6 kg. (b) Trong dung dịch A có hai loại monosaccharide. (c) Trong quá trình thủy phân sacchrose có thể thay xúc tác acid bằng xúc tác base. (d) Để sản xuất lượng gương với độ phủ bạc như trên, công ty đó cần sử dụng lượng saccharose ít nhất là 21,375 kg. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 5: (hiểu) 131 53I là một trong những sản phẩm phân hạch hạt nhân thông thường, do đó có thể được sử dụng để phát hiện sự rò rỉ chất phóng xạ trong nhà máy điện hạt nhân bằng cách đo sự thay đổi hàm lượng của 131 53I trong khí quyển hoặc nước. Phát biểu nào sau đây về 131 53I là sai? A. Tính chất hoá học của 131 53I giống với 129 53I B. Số hiệu nguyên tử của 133 53I là 53. C. Số electron của 133 53I là 78. D. Số neutron trong hạt nhân của 133 53I nhiều hơn số proton là 27. Câu 6: (biết) Phân tử phức chất có cấu tạo như sau:
Có bao nhiêu loại phối tử có trong phân tử phức chất trên? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 7: (vận dụng) ). Cho sơ đồ chuyển hóa: Cellulose (1) A 1 (2) A 2 (3) A 3 (4) PE. Người ta đã dùng một loại gỗ có chứa 40% cellulose cần dùng để sản xuất 14 tấn nhựa PE với hiệu suất chung của cả quá trình là 60%. Hãy cho biết những phát biểu sau đây là đúng hay sai? a) A 1 và A 2 đều có thể hòa tan Cu(OH) 2 /OH – ở điều kiện thường tạo thành dung dịch xanh lam thẫm. b) A 3 được ứng dụng trong việc thúc quả chín nhanh. c) Phản ứng (1) và (3) đều là phản ứng thủy phân trong môi trường acid. d) Để sản xuất ra lượng nhựa PE như trên, khối lượng gỗ đã sử dụng bằng 27 tấn. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 8: (biết) Trong phản ứng sau đây, những chất nào đóng vai trò là base theo thuyết Bronsted – Lowry? 2 323CO(aq)HOHCO(aq)OH(aq)⇌ A. CO 3 2– và OH – . B. CO 3 2– và HCO 3 + . C. H 2 O và OH – . D. H 2 O và CO 3 2– . Câu 9: (vận dụng) Eugenol là thành phần chính của tinh dầu hương nhu có công thức phân tử C 10 H 12 O 2 . Eugenol tác dụng được với Na và NaOH. Eugenol không có đồng phân hình học. Hydrogen hoá hoàn toàn eugenol, thu được sản phẩm 2-methoxy-4-propylcyclohexanol (gọi là sản phẩm P, nhóm methoxy có công thức là CH 3 O-). Cho các phát biểu sau: (a) Eugenol làm nhạt màu nước brom. (b) Eugenol thuộc loại hợp chất thơm. (c) Phân tử eugenol có 2 nhóm CH 2 . (d) Chất P không tác dụng được với NaOH. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 10: (biết) Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo? A. C 15 H 31 COOCH 3 . B. (C 17 H 33 COO) 2 C 2 H 4 . C. CH 3 COOCH 2 C 6 H 5 . D. (C 17 H 35 COO) 3 C 3 H 5 . Câu 11: (biết) Amino acid nào sau đây trong phân tử có hai nhóm carboxyl và một nhóm amino? A. glycine. B. lysine. C. glutamic acid. D. alanine. Câu 12: (hiểu) Cấu trúc phân tử của carbohydrate nào trong nhóm nêu trên không có nhóm -OH hemiacetal hoặc hemiketal? A. Saccharose. B. Glucose. C. Fructose. D. Maltose. Câu 13: (hiểu) Để tìm hiểu phản ứng của acetic acid với base Cu(OH) 2 . Nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm sau: Bước 1: Cho 2 mL dung dịch CuSO 4 1M vào ống nghiệm (1), sau đó thêm 3 mL dung dịch NaOH 0,5 M. Lọc kết tủa thu được và ép khô trên giấy lọc. Bước 2: Cho lượng khoảng bằng hạt đậu đen kết tủa thu được vào ống nghiệm (2), sau đó thêm 3 mL dung dịch CH 3 COOH 0,5 M. Lắc nhẹ ống nghiệm. Sau khi ghi chép kết quả thí nghiệm, nhóm học sinh đưa ra một số nhận định, hãy cho biết nhận định nào sau đây là không đúng? A. Sau bước 1, thu được kết tủa copper(II) hydroxyde. B. Ở bước 2, kết tủa bị hòa tan dần do tạo sodium acetate. C. Ở bước 1, nếu tiếp tục dùng dư NaOH, kết tủa không bị hòa tan. D. Ở bước 2, xảy ra phản ứng 2CH 3 COOH + Cu(OH) 2 ⟶ (CH 3 COO) 2 Cu + 2H 2 O.