PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 19. Chuyên đề Vật lý 10 tổng hợp - Cơ sở của nhiệt học và động lực học - File word có lời giải chi tiết

CHUYỂN ĐỀ 19. CƠ SỞ CỦA NHIỆT HỌC VÀ ĐỘNG LỰC HỌC A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI NỘI NĂNG I. Nội năng. 1. Nội năng là gì? Nội năng của vật là tổng động năng và thế năng của các phân từ cấu tạo nên vật. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thế tích của vật: u = f(T, V) 2. Độ biến thiên nội năng. Là phần nội năng tăng thêm hay giảm bớt đi trong một quá trình. II. HAI CÁCH LÀM THAY ĐỔI NỘI NĂNG. 1. Thực hiện công. Ví dụ: − Làm nóng miếng kim loại bằng ma sát 2. Truyền nhiệt. a. Quá trình truyền nhiệt. Quá trình làm thay đổi nội năng không có sự thực hiện công gọi là quá trình truyền nhiệt. Ví dụ: làm nóng miếng kim loại bằng cách nhúng vào nước nóng b. Nhiệt lượng. Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt là nhiệt lượng: ΔU = Q Nhiệt lượng mà một lượng chất rắn hoặc lỏng thu vào hay toả ra khi nhiệt độ thay đổi được tính theo công thức: Q = mcΔt = mc(t 2 – t 1 ) III. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP − Xác định nhiệt lượng tỏa ra − Xác định nhiệt lượng thu vào − Theo điều kiện cân bằng nhiệt: Q tỏa = Q thu Với Q = mcΔt = mc(t 2 – t 1 ) CÁC VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. Người ta thả miếng đồng m = 0,5kg vào 500g nước. Miếng đồng nguội đi từ 80°C đến 20°C Hỏi nước đã nhận được một nhiệt lượng bao nhiêu từ đồng và nóng lên thêm bao nhiêu độ? Lấy C Cu = 380J/kg.K, 2HOC = 4190 J/kg.K. Giải: Nhiệt lượng tỏa ra : Q Cu = mcu.C Cu (t1 −1) = 11400( J ) Theo điều kiện cân bằng nhiệt: Qtoá = Qthu → Q H2O = 11400 J Nước nóng lên thêm: Q H2O = m H2O .C H2O Δt →11400 = 0,5.4190. Δt → Δt = 5,4 0 C Câu 2. Để xác định nhiệt dung riêng của một chất lỏng, người ta đổ chất lỏng đó vào 20g nước ở 100°C. Khi có sự cân bằng nhiệt, nhiệt độ của hỗn hợp nước là 37,5°c, miih = 140g. Biết nhiệt độ ban đầu của nó là 20 0 C, C H2O = 4200 J/kg.K. Giải: Nhiệt lượng tỏa ra: Q H2O = m H2O .C H2O (t 2 − t) = 5250 ( J ) Nhiệt lượng thu vào: Q H2O = m CL C CL. (t – t 1 ) = 2,1. C CL (J ) Theo điều kiện cân bằng nhiệt: Q tỏa = Q thu →5250 = 2,1.C CL → C CL = 2500( J/Kg.K ) Câu 3. Một cốc nhôm m = l00g chứa 300g nước ở nhiệt độ 20°C. Người ta thả vào cốc nước một thìa đồng khối lượng 75g vừa rút ra từ nồi nước sôi 100°C. Xác định nhiệt độ của nước trong cốc khi có sự cân bằng nhiệt. Bỏ qua các hao phí nhiệt ra ngoài. Lấy C Al = 880 J/kg.K, C Cu = 380 J/kg.K, C H2O = 4190 J/kg.K. Giải: Nhiệt lượng tòa ra: Q cu = m cu .C cu (t 2 − t) = 2850 − 28,5t Nhiệt lượng thu vào: Q H2O = m H2O .C H2O (t – t 1 ) = 1257.t − 25140 Q Al = m Al .C Al (t – t 1 ) = 88.t −1760 Theo điều kiện cân bằng nhiệt: Q tỏa = Q thu → 2850 − 28,5t = 1257.t − 25140 + 88.t − 1760 → t = 21,7°C Câu 4. Một ấm đun nước bằng nhôm có m = 350g, chứa 2,75kg nước được đun trên bếp. Khi nhận được nhiệt lượng 650KJ thì ấm đạt đến nhiệt độ 60°C. Hỏi nhiệt độ ban đầu của ấm, biết C Al = 880 J/kg.K, C H2O = 4190 J/kg.K.
Giải: Nhiệt lượng thu vào: Q H2O = m H2O .C H2O (t – t 1 ) = 691350 − 11522,5t 1 Q Al = m Al .C Al (t – t 1 ) = 19320 − 322t 1 Nhiệt lượng ấm nhôm đựng nước nhận được : Q H2O + Q Al = 650.103 → t = 5,l°C Câu 5. Một cái cốc đựng 200cc nước có tổng khối lượng 300g ở nhiệt độ 30°C. Một người đổ thêm vào cốc l00cc nước sôi. Sau khi cân bằng nhiệt thì có nhiệt độ 50°C. Xác định nhiệt dung riêng của chất làm cốc, biết C H2O = 4200 J/kg.K, khối lượng riêng của nước là lkg/ lít. Giải: 1 cc = lml = 10 -6 m 3 Khối lượng ban đầu của nước trong cốc: m 1 = V 1 . ρ n = 200g Khối lượng cốc: m = 300 − 200 = 100g Nhiệt lượng do lượng nước thêm vào tỏa ra khi từ 100° đến 50°: Q 2 = m 2 .C n (100 − 50) Nhiệt lượng do lượng nước trong cốc thu vào để tăng từ 30° đến 50°: Q' = m 1 .C n .(50 − 30) Nhiệt lượng do cốc thu vào khi tăng từ 30° đến 50°: Q C = m.C c . (50 − 30) Theo điều kiện cân bằng nhiệt: Q tỏa = Q thu  Q' + Q C = Q 2 →m.C c. ( 50 − 30 ) + rm.C n. (50 − 30 ) = m 2 .C n (100 − 50 ) → C = 2100 J/.Kg.K BÀI TẬP TỰ LUYỆN: Câu 1. Người ta bỏ 1 miếng hợp kim chì và kẽm có khối lượng 50g ở t = 136°C vào 1 nhiệt lượng kế có nhiệt dung là 50 J/K chứa l00g nước ở 14°C. Xác định khối lượng của kẽm và chì trong hợp kim trên, biết nhiệt độ khi cân bằng trong nhiệt lượng kế là 18°C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường nên ngoài, C Zn = 377 J/kg.K, C Pb = 126 J/Kg.K. C H2O = 4180J/kg Câu 1: Theo bài ra ta có: m Zn + m Pb = 50 g Nhiệt lượng tỏa ra: Q Zn = m Zn .C Zn (t1 − t) = 44486m Zn Q Pb = m Pb .C Pb (t1 − t) = 14868m Pb Nhiệt lượng thu vào: Q H2O = m H2O .C H2O (t – t2 ) = 1672 J Q NLK = C' (t − t2) = 200 J Theo điều kiện cân bằng nhiệt: Q tỏa = Q thu →39766m Zn + 14868m Pb = 1672 + 200 → m Zn = 0,038kg; m Pb = 0,012kg Câu 2. Để xác định nhiệt độ của 1 cái lò, người ta đưa vào một miếng sắt m = 22,3g. Khi miếng sắt có nhiệt độ bằng nhiệt độ của lò, người ta lấy ra và thà ngay vào nhiệt lượng kế chứa 450g nước ở 15°C, nhiệt độ của nước tăng lên tới 22,5°C. Biết C Fe = 478 J/kg.K, C H2O = 4180 J/kg.K, C NLK = 418 J/kg.K. a. Xác định nhiệt độ của lò. b. Trong câu trên người ta đã bỏ qua sự hấp thụ nhiệt lượng kế, thực ra nhiệt lượng kế có m = 200g. Câu 2: a. Nhiệt lượng tỏa ra: Q Fe = m Fe .C Fe (t 2 − t) = 10,7t 2 − 239,8 ( J ) Nhiệt lượng thu vào: Q H2O = m H2O .C H2O (t – t 1 ) = 14107,5 ( J ) Theo điều kiện cân bằng nhiệt: Q tỏa = Q thu → 10,7t 2 − 239,8 = 14107,5 → t 2 = 1340,9 0 C b. Nhiệt lượng do lượng kế thu vào: Q NIK = n NIK .C NPK (t – t 1 ) = 627 (J ) Theo điều kiện cân bằng nhiệt: Q tỏa = Q thu → t 2 = 1404, 8° C Câu 3. Trộn 3 chất lỏng không tác dụng hoá học lẫn nhau. Biết m 1 = lkg; m 2 = l 0 kg, m 3 = 5kg, t 1 = 6°C, t 2 = − 40°C, t 3 = 6 0 C, C 1 = 2 KJ/kg.K, C 2 = 4 KJ/kg.K, C 3 = 2 KJ/kg.K. Tìm nhiệt độ khi cân bằng. Câu 3: Q 1 = m 1 .C 1. ( t – t 1 ) = 1.2.10 3 (t − 6) = 2.10 3 t −12.10 3 Q 2 = m 2 .C 2. ( t – t 2 ) = 10.4.10 3 (t + 40 ) = 40.10 3 t + 160.10 4 Q 3 = m 3 .C 3. ( t – t 3 ) = 5.2.10 3 (t − 60 ) = 10.10 3 t − 60.10 4 Q tỏa = Q thu →2.10 3 t −12.10 3 + 40.10 3 t + 160.10 4 + 10.10 3 t − 60.10 4 = 0 → t = − 19°C Câu 4. Thả một quả cầu nhôm m = 0,15kg được đưn nóng tới 100 0 C vào một cốc nước ớ 20°C. Sau một thời gian nhiệt độ của quẢ cầu và của nước đều bằng 25°C. Tính khối lượng nước, coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau, C Al = 880 J/kg.K, C H2O = 4200 J/kg.K. Câu 4: Nhiệt lượng tỏa ra: Q Al = m Al .C Al (t 1 − t) = 9900 J Theo điều kiện cân bằng nhiệt: Q tỏa = Q thu → Q H2O = Q tỏa = 9900 J → 9900 = m H2O .C H2O (t − 6 ) → 9900 = m H2O . 4200 ( 25 − 20 ) → m H2O = 0,47 kg
Câu 5. Để xác định nhiệt dung riêng của 1 kim loại, người ta bỏ vào nhiệt lượng kế chứa 500g nước ở nhiệt độ 15°C một miếng kim loại có m = 400g được đun nóng tới 100°c. Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 20°C. Tính nhiệt dung riêng của kim loại. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng nhiệt lượng kế và không khí. Lấy C H2O = 4190 J/kg.K. Câu 5: Nhiệt lượng tỏa ra: Q KI = m KI .C KI (t2 − t) = 0,4.C KI .(100 − 20 ) = 32.C KI Nhiệt lượng thu vào: Q thu = Q H2O = m H2O .C H2O (t – t1 ) = 10475 J Theo điều kiện cân bằng nhiệt: Q tỏa = Q thu → 32.C KI = 10475 → C KI = 327,34 J/Kg.K ÔN TẬP NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI NỘI NĂNG Câu 1. Chọn phát biểu đúng? A. Nội năng của 1 hệ nhất định phải có thế năng tương tác giữa các hạt cấu tạo nên hệ B. Nhiệt lượng truyền cho hệ chỉ làm tăng tổng động năng của chuyển động nhiệt của các hạt cấu tạo nên hệ. C. Công tác động lên hệ có thê làm thay đổi cả tổng động năng chuyến động nhiệt của các hạt cấu tạo nên hệ và thế năng tương tác giữa chúng. D. Nói chung, nhiệt năng là hàm nhiệt độ và thể tích, vậy trong mọi trường hợp nếu thể tích của hệ đã thay đổi thì nội năng của hệ phải thay đổi. Câu 2. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về nhiệt lượng? A. Một vật lúc nào cũng có nội năng do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng B. Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng. C. Nhiệt lượng không phải là nội năng. D. Nhiệt lượng là phần nội năng vật tăng thêm khi nhận được nội năng từ vật khác Câu 3. Nhiệt độ của vật nào tăng lên nhiều nhất khi ta thả rơi từ cùng 1 độ cao xuống đất 4 vật có cùng khối lượng sau: A. Vật bằng chì, có dung nhiệt riêng là 120J/kg.K B. Vật bằng đồng, có nhiệt dung riêng là 380J/kg.K C. Vật bằng gang, có nhiệt dung riêng là 550J/kg.K D. Vật bằng nhôm, có nhiệt dung riêng là 880J/kg.K Câu 4. Phát biếu nào là không đúng khi nói về nội năng? A. Nội năng là 1 dạng của năng lượng nên có thể chuyến hóa thành các dạng năng lượng khác B. Nội năng của 1 vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật. C. Nội năng chính là nhiệt lượng của vật. D. Nội năng của vật có thể tăng lên hoặc giảm xuống.  Câu 5. Nội năng của vật nào tăng lên nhiều nhất khi ta thả rơi từ cùng 1 độ cao xuống đất 4 vật cùng thể tích: A. Vật bằng sắt B. Vật bằng thiếc C. vật bằng nhôm D. Vật bằng niken Câu 6. Các câu sau đây, câu nào đúng? A. Nhiệt lượng là 1 dạng năng lượng có đơn vị là Jun B. Một vật có nhiệt độ càng cao thì càng chứa nhiều nhiệt lượng C. Trong quá trình chuyền nhiệt và thực hiện công nội năng của vật được bảo toàn. D. Trong sự truyền nhiệt không có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác Câu 7. Người ta thả miếng đồng có khối lượng 2kg vào 1 lít nước. Miếng đồng nguội đi từ 80°C đến 10°C. Hỏi nước đã nhận được một nhiệt lượng bao nhiêu từ đồng và nóng lên thêm bao nhiêu độ? Lấy C Cu = 380 J/kg.K, C H2O = 4200 J/kg.K. A. 6,333°C B. 6,333K C. 9,4K D. 9,4K Câu 8. Một ấm đun nước bằng nhôm có có khối lượng 400g, chứa 3 lít nước được đun trên bếp. Khi nhận được nhiệt lượng 740KJ thì ấm đạt đến nhiệt độ 80°C. Hỏi nhiệt độ ban đầu của ấm, biết C Al = 880 J/kg.K, C H2O = 4190 J/kg.K. A. 8,15°C B. 8,15 K C. 22,7 0 C D. 22,7 K Câu 9. Thả một quả cầu nhôm có khối lượng 0,5kg được đun nóng tới 100°c vào một cốc nước ở 20°C. Sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 35°C. Tính khối lượng nước, coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau, C Al = 880 J/kg.K, C H2O = 4200J/kg.K. A. 4,54 kg B. 5,63kg C. 0,563kg D. 0,454 kg Câu 10. Câu nào sau đây nói về sự truyền nhiệt là không đúng?
A. Nhiệt có thể tự truyền giữa 2 vật có cùng nhiệt độ B. Nhiệt vẫn có thể truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn C. Nhiệt không thể tự truyền tò vật lạnh hơn sang vật nóng hơn D. Nhiệt có thể tự truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn Câu 11. Nhiệt độ của vật không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Khối lượng của vật B. Vận tốc của các phân từ cấu tạo nên vật C. Khối lượng của từng phân tử cấu tạo nên vật D. Cả 3 yếu tố trên Câu 12. Câu nào sau đây nói về nội năng là đúng? A. Nội năng là nhiệt lượng B. Nội năng là 1 dạng năng lượng C. Nội năng của A lớn hon nội năng của B thì nhiệt độ của A cũng lớn hơn nhiệt độ của B D. Nội năng của vật chỉ thay đổi trong quá trình truyền nhiệt, không thay đổi trong quá trình thực hiện công LỜI GIẢI ÔN TẬP NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI NỘI NĂNG Câu 1. Chọn phát biểu đúng? A. Nội năng của 1 hệ nhất định phải có thế năng tương tác giữa các hạt cấu tạo nên hệ B. Nhiệt lượng truyền cho hệ chỉ làm tăng tổng động năng của chuyển động nhiệt của các hạt cấu tạo nên hệ. C. Công tác động lên hệ có thê làm thay đổi cả tổng động năng chuyến động nhiệt của các hạt cấu tạo nên hệ và thế năng tương tác giữa chúng. D. Nói chung, nhiệt năng là hàm nhiệt độ và thể tích, vậy trong mọi trường hợp nếu thể tích của hệ đã thay đổi thì nội năng của hệ phải thay đổi. Câu 2. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về nhiệt lượng? A. Một vật lúc nào cũng có nội năng do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng B. Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng. C. Nhiệt lượng không phải là nội năng. D. Nhiệt lượng là phần nội năng vật tăng thêm khi nhận được nội năng từ vật khác Câu 3. Nhiệt độ của vật nào tăng lên nhiều nhất khi ta thả rơi từ cùng 1 độ cao xuống đất 4 vật có cùng khối lượng sau: A. Vật bằng chì, có dung nhiệt riêng là 120J/kg.K B. Vật bằng đồng, có nhiệt dung riêng là 380J/kg.K C. Vật bằng gang, có nhiệt dung riêng là 550J/kg.K D. Vật bằng nhôm, có nhiệt dung riêng là 880J/kg.K Câu 4. Phát biếu nào là không đúng khi nói về nội năng? A. Nội năng là 1 dạng của năng lượng nên có thể chuyến hóa thành các dạng năng lượng khác B. Nội năng của 1 vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật. C. Nội năng chính là nhiệt lượng của vật. D. Nội năng của vật có thể tăng lên hoặc giảm xuống.  Câu 5. Nội năng của vật nào tăng lên nhiều nhất khi ta thả rơi từ cùng 1 độ cao xuống đất 4 vật cùng thể tích: A. Vật bằng sắt B. Vật bằng thiếc C. vật bằng nhôm D. Vật bằng niken Câu 6. Các câu sau đây, câu nào đúng? A. Nhiệt lượng là 1 dạng năng lượng có đơn vị là Jun B. Một vật có nhiệt độ càng cao thì càng chứa nhiều nhiệt lượng C. Trong quá trình chuyền nhiệt và thực hiện công nội năng của vật được bảo toàn. D. Trong sự truyền nhiệt không có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác Câu 7. Người ta thả miếng đồng có khối lượng 2kg vào 1 lít nước. Miếng đồng nguội đi từ 80°C đến 10°C. Hỏi nước đã nhận được một nhiệt lượng bao nhiêu từ đồng và nóng lên thêm bao nhiêu độ? Lấy C Cu = 380 J/kg.K, C H2O = 4200 J/kg.K. A. 6,333°C B. 6,333K C. 9,4K D. 9,4K Câu 7. Chọn đáp án A  Lời giải: Nhiệt lượng tỏa ra: Q Cu = m Cu .C Cu (t 1 -1) = 53200( J) Theo điều kiện cân bằng nhiệt: Q tỏa = Q thu → Q H2O = 53200 ] Nước nóng lên thêm: Q H2O = m H2O .C H2O Δt →53200 = 2.4200. Δt → Δt = 6,333°C  Chọn đáp án A

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.