Nội dung text Đề 22 - Luyện thi ĐGNL ĐHQG TPHCM 2024 - Môn Hóa Học (Có giải).Image.Marked.pdf
Trang 1 / 5 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐỀ THI MẪU SỐ 22 – TLCMHTC0008 PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Câu 71. Nguyên tố M ở chu kì 3, nhóm IA. Nguyên tố G ở chu kì 2, nhóm VIA. Biết độ âm điện của Na: 0,93; S: 2,58; O: 3,44; Cl: 3,16. Liên kết hóa học giữa M và G thuộc loại A. liên kết ion. B. liên kết cộng hóa trị không phân cực. C. liên kết cộng hóa trị có cực. D. liên kết kim loại. Câu 72. Đun nóng hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng với H2SO4 đặc ở 140oC. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 6 gam hỗn hợp gồm ba ete và 1,8 gam nước. Công thức phân tử của hai ancol trên là A. CH3OH và C2H5OH . B. C2H5OH và C3H7OH . C. C3H5OH và C4H7OH . D. C3H7OH và C4H9OH . Câu 73. Thủy phân triolein trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và muối X. Công thức của X là A. C17H33COONa. B. CH3COONa. C. C17H35COONa. D. C15H31COONa. Câu 74. Polisaccarit X là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không mùi vị. X có nhiều trong bông nõn, gỗ, đay, gai... Thủy phân X thu được monosaccarit Y. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Y không tan trong nước lạnh. B. X có cấu trúc mạch phân nhánh. C. Phân tử khối của X là 162. D. Y tham gia phản ứng với AgNO3 trong NH3 tạo ra amonigluconat.
Trang 2 / 5 Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93 Xà phòng thường dùng là hỗn hợp muối của natri hoặc muối của kali của axit béo, có thêm một số chất phụ gia. Muối natri trong xà phòng có khả năng làm giảm sức căng mặt ngoài của chất bẩn, làm chất bẩn phân chia thành nhiều phần nhỏ và phân tán vào nước rồi bị rửa trôi đi. Khi đun chất béo (RCOO)3C3H5 với dung dịch NaOH trong các thùng kín ở nhiệt độ cao thu được muối của axit béo và glixerol. Sau đó tách muối của axit béo sinh ra, lấy các muối này trộn với phụ gia ép thành bánh xà phòng. Thí nghiệm: Một sinh viên thực hiện thí nghiệm tổng hợp xà phòng như sau: Cho vào bình tam giác thủy tinh có dung tích 250 ml khoảng 2,5 g NaOH rắn và 7,5 ml etanol 96%, cho tiếp 7,5 ml nước, cho tiếp 7,5 gam dầu dừa và thêm vài viên đá bọt, sau đó đun khoảng 2 giờ (trong quá trình đun cần khuấy hỗn hợp bằng đũa thủy tinh). Câu 91. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Sau quá trình đun, trong bình tam giác thủy tinh chứa xà phòng có màu xanh. B. Sau quá trình đun, trong bình tam giác thủy tinh chứa este có màu xanh. C. Sau quá trình đun, trong bình tam giác thủy tinh chứa xà phòng có màu trắng. D. Sau quá trình đun, trong bình tam giác thủy tinh chứa este có màu trắng. Câu 92. Phương trình phản ứng nào sau đây điều chế xà phòng trong thí nghiệm trên? A. (RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3. B. (RCOO)3C3H5 + 3NaOH→3RCOO−OH + C3H5(Na)3. C. RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O. D. (RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOOH + C3H5(ONa)3. Câu 93. Một loại mỡ chứa 10% tristearin; 40% tripanmitin; 50% triolein về khối lượng. Tính khối lượng muối thu được khi xà phòng hóa 100 kg mỡ trên bằng dung dịch NaOH vừa đủ (giả thiết hiệu suất phản ứng đạt 100%)? A. 152,300 kg. B. 103,288 kg. C. 112,414 kg. D. 57,200 kg.
Trang 3 / 5 Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96 Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội. Trong nước nóng từ 65oC trở lên, tinh bột chuyển thành dung dịch keo (hồ tinh bột). Tinh bột có nhiều trong các loại hạt (gạo, mì, ngô,...), củ (khoai, sắn,...), quả (táo, chuối,...). Tinh bột là hỗn hợp của hai loại polisaccarit: amilozơ và amilopectin. Cả hai đều có công thức phân tử là (C6H10O5)n trong đó C6H10O5 là gốc α - glucozơ. Trong mỗi hạt tinh bột, amilopectin là vỏ bọc nhân amilozơ. Amilozơ tan được trong nước, amilopectin hầu như không tan, trong nước nóng amilopectin trương lên tạo thành hồ. Tính chất này quyết định đến tính dẻo của hạt có tinh bột. Câu 94. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau. A. Hòa tan tinh bột vào nước lạnh thu được hồ tinh bột ở dạng keo. B. Hòa tan tinh bột vào nước nóng thu được hồ tinh bột ở dạng keo. C. Thủy phân đến cùng tinh bột thu được saccarozơ. D. Thủy phân đến cùng tinh bột thu được fructozơ. Câu 95. Cơm nếp dẻo hơn cơm tẻ là do A. phần trăm khối lượng amilopectin trong gạo nếp nhỏ hơn phần trăm khối lượng amilopectin trong gạo tẻ. B. phần trăm khối lượng amilozơ trong gạo nếp nhỏ hơn phần trăm khối lượng amilozơ trong gạo tẻ. C. phần trăm khối lượng amilopectin trong gạo nếp lớn hơn phần trăm khối lượng amilopectin trong gạo tẻ. D. phần trăm khối lượng amilozơ trong gạo nếp lớn hơn phần trăm khối lượng amilozơ trong gạo tẻ. Câu 96. Từ 20 kg gạo nếp cẩm (có 80% tinh bột), khi lên men sẽ thu được bao nhiêu ml ancol etylic nguyên chất? Biết rằng hiệu suất của quá trình lên men đạt 80% và ancol etylic nguyên chất có khối lượng riêng D = 0,789 g/ml.
Trang 4 / 5 A. 4607 ml. B. 3406 ml. C. 9213 ml. D. 6405 ml.