Nội dung text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 16 - File word có lời giải.docx
A. 5,25 gam. B. 11,81 gam. C. 6,56 gam. D. 1181 gam. Câu 7. Loại thực phẩm nào sau đây có chứa hàm lượng saccharose cao nhất? A. Mật ong. B. Các loại quả chín. C. Củ cải đường. D. Quả bơ. Câu 8. Giản đồ năng lượng của 2 amine khi proton hoá (cộng với ion H + ) như hình dưới. Dựa vào giản đồ, hãy so sánh tính base của alkylamine và arylamine. A. Tính base của arylamine mạnh hơn alkylamine. B. Tính base của arylamine yếu hơn alkylamine. C. Tính base của arylamine và alkylamine bằng nhau. D. Không thể so sánh được tính base của arylamine và alkylamine. Câu 9. Thuốc eloxatin có thành phần chính là oxaliplatin, thuộc nhóm chống ung thư có chứa platinum, sử dụng trong điều trị ung thư đại tràng, trực tràng giai đoạn 3 hoặc di căn. Cho biết cấu tạo của oxaliplatin như hình bên dưới Cấu tạo oxaliplatin Đặc điểm nào của nhóm amine giúp hình thành phức chất oxaliplatin? A. Nguyên tử nitrogen trên nhóm amine còn cặp electron chưa liên kết. B. Nguyên tử nitrogen nhóm amine có khả năng tạo liên kết hydrogen với platium. C. Nguyên tử nitrogen nhóm amine có tính base mạnh. D. Nguyên tử nitrogen trong cấu tạo oxaliplatin là amine bậc 1. Câu 10. Poly(phenol-formaldehyde) (PPF) là polymer có tính cứng, chịu nhiệt chống mài mòn và chống ẩm cao. Vì vậy, PPF được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như sử dụng làm chất kết dính trong sản xuất ván ép, ván MDF, giúp tăng độ bền và khả năng chống ẩm của vật liệu. PPF được điều chế từ các monomer nào sau đây? A. HCHO và C 6 H 5 OH. B. HCHO và C 6 H 5 CH=CH 2 . C. CH 2 -CHCN và C 6 H 5 CH=CH 2 . D. HCHO và CH 2 -CHCN. Câu 11. Các loại tơ polyamide như tơ enang và tơ capron đều là những hợp chất bền, dai nên được dùng làm vải may mặc tốt, hay làm võng nằm, lưới bắt cá, chỉ khâu, các sợi dây thừng,… Nếu đem 101,9 (kg) ε-aminocaproic acid tổng hợp tơ capron thì thu được 12,6 (kg) nước. Hiệu suất phản ứng tổng hợp tơ capron là A. 80%. B. 90%. C. 91,7%. D. 90,4%. Câu 12. Cho các cặp oxi hoá - khử sau: Cặp oxi hóa – khử Fe 2+ /Fe Ni 2+ /Ni Sn 2+ /Sn Cu 2+ /Cu Ag + /Ag Thế điện cực chuẩn -0,44 -0,257 -0,137 +0,340 +0,799 Pin có sức điện động chuẩn lớn nhất là A. Pin Fe-Cu. B. Pin Ag-Fe. C. Pin Ag-Cu. D. Pin Fe-Ni . Câu 13. Thực hiện thí nghiệm sau:
Buớc 1: Cho dung dịch NaCl 5% vào ống thuỷ tinh hình chữ U. Buớc 2: Nhúng một thanh đồng và một thanh kẽm đã làm sạch vào hai đầu của ống chữ U. Buớc 3: Nối hai thanh kim loại bằng dây dẫn. Tìm phát biểu đúng trong các phát biểu sau A. Zn bị ăn mòn hoá học. B. Zn bị ăn mòn điện hoá. C. Zn vừa bị ăn mòn hoá học vừa bị ăn mòn điện hoá. D. Không kim loại nào bị ăn mòn. Câu 14. Cho độ tan của CaSO 4 .2H 2 O trong nước ở các nhiệt độ như sau: Nhiệt độ (0°C) 0 10 20 40 60 80 Độ tan (g/100 g nước) 0,223 0,244 0,255 0,265 0,244 0,234 Ở 20 °C, dung dịch CaSO 4 bão hoà pha chế từ CaSO 4 .2H 2 O có nồng độ phần trăm là A. 0,25%. B. 0,26%. C. 0,24%. D. 0,22%. Câu 15. Phối tử SCN - có thể liên kết với nguyên tử trung tâm Pt 2+ qua nguyên tử S hoặc N tạo ra các đồng phân liên kết: [Pt(NH 3 ) 2 (SCN) 2 ] và [Pt(NH 3 ) 2 (NCS) 2 ]. Ngoài ra chúng còn có đồng phân cis – trans. Tổng số đồng phân của 2 phức trên là A. 2. B. 4. C. 6. D. 8. Câu 16. Sắp xếp các chất sau theo chiều giảm dần nhiệt độ sôi: CH 3 COOH (1), HCOOCH 3 (2), CH 3 CH 2 COOH (3), CH 3 COOCH 3 (4), CH 3 CH 2 CH 2 OH (5). A. (3) > (5) > (1) > (2) > (4). B. (1) > (3) > (4) > (5) > (2). C. (3) > (1) > (4) > (5) > (2). D. (3) > (1) > (5) > (4) > (2). Câu 17. Một số loại máy đo nồng độ cồn trong hơi thở dựa trên phản ứng của ethanol (cồn) có trong hơi thở với hợp chất potassium dichromate trong môi trường sulfuric acid loãng. Dung dịch chứa ion 2 27CrO có màu da cam, khi xảy ra phản ứng dưới tác dụng của chất xúc tác ion Ag + tạo thành dung dịch chứa ion Cr 3+ có màu xanh lá cây. Dựa vào sự thay đổi màu sắc này có thể xác định người tham gia giao thông có sử dụng thức uống có cồn hay không. Mức độ vi phạm ≤ 0,25 mg cồn /1 lít khí thở 0,25 – 0,4 mg cồn /1 lít khí thở > 0,4 mg cồn /1 lít khí thở Xe máy Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng Phạt tiền từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng Bảng (trích từ nghị định 168/2024/NĐ-CP) đưa ra mức độ phạt người tham gia giao thông có sử dụng hàm lượng cồn. Một mẫu hơi thở của người bị nghi vấn có sử dụng cồn khi tham gia giao thông có thể tích 52,5 mL được thổi vào thiết bị Breathalyzer chứa 2,0 mL dung dịch K 2 Cr 2 O 7 nồng độ 0,056 mg/mL trong môi trường acid H 2 SO 4 50% và nồng độ ion Ag + ổn định 0,25 mg/mL. Biết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn và toàn bộ dung dịch màu da cam chuyển hoàn toàn thành màu xanh lá cây. Kết luận nào sau đây đúng dành cho người bị nghi vấn có sử dụng cồn? A. Không bị phạt tiền. B. Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. C. Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. D. Phạt tiền từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Câu 18. Một nhóm sinh viên đã phân tích một lít mẫu nước tự nhiên. Kết quả phân tích như sau: Tên ion Na + Mg 2+ Ca 2+ Cl - HCO 3 - SO 4 2- Nồng độ mol/L 0,02 0,02 0,04 0,02 0,1 x Sau đó đem nước đun sôi cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nhận định nào sau đây của nhóm sinh viên là đúng? A. Nước sau khi đun sôi là nước mềm. B. Nước sau khi đun sôi có tính cứng vĩnh cửu. C. Giá trị của x là 0,02. D. Nước chưa đun sôi có tính cứng tạm thời. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.