PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Chủ đề 4 HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ.docx

 Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên thì trong cuộn dây dẫn đó xuất hiện dòng điện cảm ứng và được gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.  Để hiểu rõ hơn về hiện tượng cảm ứng điện từ xa xét hai thí nghiệm sau:  Thí nghiệm 1: Thí nghiệm với nam châm và cuộn dây dẫn  Bằng cách cho nam châm di chuyển lại gần vòng dây hoặc ra xa vòng dây và quan sát kim điện kế.  Thí nghiệm cho ta thấy khi nam châm di chuyển lại gần hoặc ra xa cuộn dây thì trong cuộn dây xuất hiện một dòng điện và làm cho đèn sáng lên.  Khi dịch chuyển nam châm thì số đường sức từ qua cuộn dây thay đổi dẫn đến từ thông qua cuộn dây thay đổi.  Khi từ thông qua cuộn dây dẫn kín biến thiên thì trong cuộn dây dẫn đó xuất hiện một dòng điện gọi là dòng điện cảm ứng. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.  Hiện tượng này chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ thông qua cuộn dây dẫn kín biến thiên.  Thí nghiệm 2: Chuẩn bị: Nam châm điện (1), cuộn dây (2), điện kế (3), khoá K (4), nguồn điện (5), biến trở (6) và các dây dẫn. I HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ CHỦ ĐỀ 4 CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
Tiến hành:  Lắp mạch điện như hình trên và điều chỉnh kim điện kế chỉ đúng vạch số 0.  Quan sát kim điện kế khi đóng hoặc ngắt khoá K.  Đóng khoá K rồi di chuyển con chạy trên biến trở sang trái hoặc sang phải. Quan sát kim điện kế.  Khi đóng, ngắt khoá K hoặc di chuyển con chạy trên biến trở thì kim điện kế có lệch khỏi vạch 0. Vì dòng điện qua nam châm điện (1) thay đổi dẫn đến số đường sức từ qua nam châm điện thay đổi, dẫn đến từ thông qua cuộn dây (2) thay đổi.  Định luật Lenz về chiều dòng điện cảm ứng: Để xác định chiều dòng điện cảm ứng khi dịch chuyển nam châm lại gần và cuộn dây nối với điện kế thì chiều dòng điện cảm ứng được mô tả như hình dưới đây. Dịnh chuyển cực Bắc của nam châm ra xa cuộn dây Dịnh chuyển cực Bắc của nam châm lại gần cuộn dây Thí nghiệm về chiều dòng điện cảm ứng CB uur là kí hiệu cảm ứng từ của từ trường do dòng điện cảm ứng ci trong cuộn dây sinh ra, OB uur là cảm ứng từ của từ trường nam châm  Để xác định chiều dòng điện cảm ứng ta sử dụng định luật Lenz.  Nội dung định luật Lenz “Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao II ĐỊNH LUẬT LENZ VỀ CHIỀU DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG
cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại sự biến thiên từ thông của mạch kín đó”.  Các bước xác định chiều dòng điện cảm ứng:  Bước 1: Xác định chiều của OB uur (do nam châm gây ra).  Bước 2: Xác định từ thông tăng hay giảm.  Bước 3: Dùng quy tắc nắm tay phải xác định chiều dòng điện cảm ứng.  Áp dụng các bước cho 4 trường hợp sau: Trường hợp 1: Cho cực nam lại gần vòng dây kín (C)
Trường hợp 2: Cho cực nam ra xa vòng dây kín (C) Trường hợp 3: Cho cực bắc lại gần vòng dây kín (C) Trường hợp 4: Cho cực bắc ra xa vòng dây kín (C)

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.